221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
542228
Nghị định 181 không cấm góp vốn Dự án khu dân cư
1
Article
null
Nghị định 181 không cấm góp vốn Dự án khu dân cư
,

(VietNamNet) - Cuối buổi triển khai NĐ 181 chiều 8/11, phần trả lời riêng của Thứ trưởng Bộ TN-MT dành cho VietNamNet đã giải tỏa toàn bộ những âu lo của DN và người mua nền nhà trong dự án khu dân cư (KDC).

Soạn: AM 190542 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Thứ trưởng Đặng Hùng Võ. Ảnh: Đặng Vỹ.

Điều 101 của Nghị định 181 hướng dẫn triển khai Luật Đất đai 2003 không cho phép nhà đầu tư chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô bán nền. Quy định này thoạt đầu gây nên một cú choáng cho các nhà đầu tư có dự án khu dân cư và người dân đã đặt cọc mua đất nền. Nhà đầu tư lo lắng sẽ không huy động được vốn để tiếp tục thực hiện dự án, còn người dân đã bỏ tiền ra đặt cọc lo lắng, có nơi đã đến tận DN đòi rút tiền lại. Thế nhưng theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ, tất cả những lo lắng đó đều… vô nghĩa, mà nguyên nhân là do không nghiên cứu kỹ nội dung nghị định!

- Thưa Thứ trưởng, Nghị định không cho phép việc phân lô bán nền, nhưng lại không cấm DN huy động vốn từ trong nhân dân. Vậy người mua và người bán nền sẽ lấy hình thức là hợp tác đầu tư, thì sẽ giải quyết như thế nào?

- Nhà nước đâu có cấm hình thức hợp tác đầu tư. DN huy động được vốn trong nhân dân thì đó là điều cần khuyến khích, phù hợp với chủ trương hiện nay, tương tự hình thức cổ phần hóa huy động vốn toàn xã hội. Vì vậy, việc người dân góp tiền với DN để thực hiện dự án, hoàn toàn không có gì ngăn cấm.

- Thế nhưng đó là tiền đặt cọc nền, mà lâu nay DN và người dân vẫn giao dịch?

­- Đó là DN và nhân dân hợp tác góp vốn thực hiện dự án khu dân cư, mà lợi ích và kết quả của việc hợp tác này là người dân góp vốn sẽ mua được nhà, chứ không phải là phân lô bán nền. Như vậy, vấn đề yêu cầu là DN cần thực hiện hoàn thành dự án xây dựng khu dân cư, tức phải xây xong nhà rồi giao cho người dân có vốn góp. Còn hành động phân lô bán nền phải được hiểu là DN lập dự án xây dựng khu dân cư, nhưng không thực hiện đến công đoạn cuối cùng, có khi chỉ san ủi hoặc đầu tư chút ít hạ tầng rồi bán nền cho người dân tự xây dựng. Đó mới là quy định cấm.

- Vì sao đến nay Chính phủ mới có quy định cấm phân lô bán nền, như thế có muộn?

- Thực ra TP.HCM đã đi tiên phong trong vấn đề này từ cách đây 3 năm. Nên với nghị định này, không có gì đến nỗi gây sốc cả, chỉ có điều do không nghiên cứu kỹ nên các chủ đầu tư dự án xây dựng khu dân cư và người mua nhà mới lo âu.  Về đất đai của nước ta, có nhiều vấn đề phức tạp, do tính lịch sử để lại, trong đó việc phân lô bán nền cũng tương tự. Trước đây, có thể cách làm này phù hợp, đáp ứng được nhu cầu lúc đó. Còn bây giờ xét thấy không phù hợp nữa thì không áp dụng. Cho nên cũng không thể nói rằng, phương thức nào tốt hơn. Hiện nay do sự phát triển đô thị, do yêu cầu phải có một thể thống nhất chung về quy hoạch, kiến trúc đảm bảo mỹ quan đô thị, nên phương thức phân lô bán nền đến giai đoạn này không còn phù hợp nữa, vì người dân tự xây nhà sẽ phá vỡ kiến trúc chung. Việc cấm hành động phân lô bán nền còn nhằm ngăn chặn tình trạng gây ra xáo trộn, mất trật tự trong quản lý đô thị do hoạt động đầu cơ đất đai.

- Người dân có mất tiền mua đất trong những dự án bị phân lô bán nền trước đây?

- Luật của ta là bất hồi tố. Luật chỉ hồi tố khi việc đó có lợi cho người dân. Nên những dự án trước đây, sẽ không hồi tố. Nhà nước chỉ cấm hoạt động này kể từ ngày 16/11/2004, khi Nghị định 181 bắt đầu có hiệu lực.

- Xin Thứ trưởng cho một lời khuyên: Năm 2005 Nhà nước sẽ ban hành giá đất mới, lúc đó giá nhà và đất tăng cao, người dân làm thế nào để chấp nhận được giá nhà trong dự án khu dân cư sẽ  tăng lên so với giá thỏa thuận trước đây?

- Vấn đề này thuộc về thỏa thuận giải quyết giữa DN và người mua nhà, nếu có vướng mắc thì thuộc về lĩnh vực giải quyết dân sự. Nếu DN đã nộp tiền sử dụng đất trước khi áp dụng khung giá đất mới thì khung giá đất ra sau này sẽ không ảnh hưởng đến giá đất trong dự án. Riêng với những DN chưa nộp tiền sử dụng đất trước khi có khung giá đất mới, thì tốt nhất người dân nên thỏa thuận trước, hoặc rút khỏi dự án.

  • Đặng Vỹ (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,