221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
532414
DN Mỹ đề nghị Chính phủ hạn chế hàng dệt may TQ
1
Article
null
DN Mỹ đề nghị Chính phủ hạn chế hàng dệt may TQ
,

Lo sợ hàng dệt may của Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường Mỹ làm ảnh hưởng đến nền công nghiệp dệt may của nước này, hôm 12/10 các DN Hoa Kỳ đã đề nghị Chính phủ Bush có chính sách hạn chế hàng dệt may của Trung Quốc.

Soạn: AM 169967 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Hàng dệt may Trung Quốc đe dọa cả thị trường Mỹ.

Ngành công nghiệp dệt may Mỹ đề nghị Chính phủ hạn chế hàng quần tây, áo sơ mi, các loại tấm trải và hàng dệt may khác của Trung Quốc nhập khẩu vào Hoa Kỳ, vì lo ngại rằng "cơn lũ" hàng Trung Quốc sẽ quét hàng ngàn lao động ra khỏi ngành này sau ngày 1/1/2005 (Từ đầu năm 2005 sẽ bãi bỏ chế độ quota, loại rào cản tồn tại 30 năm qua đối với các thành viên Tổ chức  Thương mại thế giới WTO).

Các DN Mỹ đặt kỳ vọng vào chuyện gây áp lực đối với chính quyền GeorgeW. Bush trước cuộc chạy đua vào nhà trắng của đương kim tổng thống này. Họ yêu cầu Chính phủ Bush phải "hồi âm" trước ngày 1/11, tức trước một  ngày cuộc bầu cử Tổng thống nước Mỹ diễn ra, bất kể Chính phủ Bush có sẵn sàng hay chưa đủ lý do để ra quyết định hạn chế.

Theo các nhà nghiên cứu, sau 2005 hàng dệt may giá rẻ của Trung Quốc sẽ giành thị phần đáng kể trị giá khoảng 400 tỷ USD của các nước  xuất khẩu ở châu Á, Mỹ La tinh và Caribe. Không dừng ở đó, cơn "hồng thủy" Trung Quốc còn có thể đe dọa "nhận chìm" ngành dệt may của Mỹ.

DN dệt may Mỹ đề nghị Chính phủ hạn chế thị phần hàng dệt may của Trung Quốc ở mức 7,5% mỗi năm và chủ yếu tập trung vào 9 loại cat chính. Công nghiệp dệt may Hoa Kỳ đã giảm từ nhiều năm nay mà biểu hiện đáng kể là mất việc. Trong vòng 3 năm qua có 350.000 lao động bị sa thải khỏi ngành dệt may và hiện nay chỉ còn 700.000 lao động. Các DN Mỹ hy vọng rằng, việc hạn chế với tỷ lệ này sẽ là "cái phao" cứu sinh của họ sau 2005.

Ông Cass Johnson, Chủ tịch Hội đồng quốc gia Các Tổ chức ngành dệt nói rằng, trừ phi Chính phủ Mỹ đưa ra chính sách hạn chế, Trung Quốc sẽ "tiêu diệt" hệ thống ngành dệt và may của Hoa Kỳ. Ông cũng khẳng định, không chỉ Hiệp hội Dệt may Mỹ mà Hiệp hội dệt may ở 51 quốc gia trên thế giới lo sợ "cái chết" được báo trước vì hàng dệt may Trung Quốc.

Theo Giám đốc điều hành Hiệp hội các nhà Nhập khẩu Dệt may Hoa Kỳ Laura E. Jones, Trung Quốc không phải là vấn đề lo ngại của ngành dệt may Mỹ mà chính là do bản thân của ngành này. Bởi lẽ, theo một chuyên gia từ hiệp hội kinh doanh lẻ Hoa Kỳ, chính sách bảo hộ do chế độ quota đã làm cho các ngành dệt may Mỹ yếu đi và họ chẳng làm gì để tạo ra việc làm cũng như bảo vệ người lao động.

Hàng dệt may Trung Quốc đe doạ ngành công nghiệp dệt may Mỹ là vì giá rẻ, yếu tố mà Trung Quốc có được do chính sách tiền tệ của quốc gia này. 

DN Mỹ đề nghị hạn chế đối với 15 trong số 91 loại cat, trong đó có quần tây được làm bằng sợi tổng hợp, cotton và len, áo sơ mi sợi len tổng hợp, tấm trải cotton, áo sơ mi sợi cotton và quần lót. Hiện tại, những mặt hàng này vào Mỹ chiếm đến 14% thị trường, tương đương 1,3 tỷ USD.

Thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hồi năm ngoái là 124 tỷ USD và dự kiến năm nay là 140 tỷ USD.

Theo Bộ Thương mại Việt Nam, chế độ quota bãi bỏ có hai quốc gia hưởng lợi nhiều nhất là Trung Quốc và Ấn Độ, nhờ lao động rẻ. Theo đó, Trung Quốc sẽ tăng tỷ lệ xuất khẩu vào Mỹ từ 16% lên 50%, trong khi đó Ấn Độ sẽ tăng từ 4% lên 15%.

Minh Quang (theo Washington Post và AP)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,