221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
521212
Khi nào cổ phiếu ngân hàng lên sàn?
1
Article
null
Khi nào cổ phiếu ngân hàng lên sàn?
,

(VietNamNet) - Các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) cũng có ý định tham gia vào thị trường chứng khoán. Nhưng lên sàn sớm thì vẫn chưa ngân hàng nào tính đến.

Soạn: AM 158331 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Ông Kiều Hữu Dũng, Vụ trưởng Vụ các Ngân hàng và các Tổ chức Tín dụng phi ngân hàng: "Chưa biết khi nào thì cổ phiếu của ngân hàng lên sàn". Ảnh: M.Q

Tháng 6 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã bật đèn xanh cho phép các NHTMCP niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (TTCK). Đây là điều  được các NHTMCP trông đợi từ nhiều năm nay và sự tham gia của những loại cổ phiếu ngân hàng này sẽ làm cho TTCK thêm nhiều hấp dẫn.

Lên sàn là tái cấu trúc và minh bạch hóa ngân hàng

Ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược Phát triển Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước, cho biết TTCK Việt Nam đã hình thành từ mấy năm nay nhưng chưa có cổ phiếu ngân hàng tham gia niêm yết là điều khác lạ đối với các nước. Theo ông, TTCK thế giới có sự tham gia rất tích cực của các ngân hàng và chiếm 30% tỷ lệ cổ phiếu niêm yết.

Ông Nguyễn Ngọc Thịnh, Tổng giám đốc NHTMCP Phương Nam, nói rằng các ngân hàng rất háo hức khi Ngân hàng Nhà nước ban hành qui chế cho phép niêm yết cổ phiếu của ngân hàng trên TTCK. "Việc lên sàn là tạo thêm sức mạnh cho ngân hàng, ổn định được hoạt động và tránh rủi ro khi nền kinh tế tăng trưởng", ông Thịnh đã phát biểu trong Hội thảo niêm yết cổ phiếu của NHTMCP được tổ chức sáng nay (1/10) tại TP.HCM.

Theo ông Thịnh, niêm yết cổ phiếu có lợi trước tiên cho các cổ đông nhờ tăng tính thanh khoản. Điều này có nghĩa các cổ đông có thể mua bán, giữ hoặc chuyển nhượng cổ phiếu bất cứ khi nào họ muốn. Tuy nhiên, điều ông Thịnh nhấn mạnh chính là việc huy động lượng vốn lớn và dễ dàng khi NHTMCP niêm yết cổ phiếu trên sàn.

Lâu nay, NHTMCP huy động vốn từ công chúng thông qua các tài khoản tiết kiệm hoặc phát hành chứng chỉ có giá. Và nguồn vốn này chỉ phục vụ cho hoạt động vay ngắn hạn, hạn chế cho các khoản vay trung và dài hạn. Nhưng nếu lên sàn, ngân hàng có thể khắc phục điều này nhờ huy động nguồn vốn từ nhà đầu tư. "Ngoài ra, lên sàn sẽ tạo áp lực buộc NHTMCP phải nâng cao năng lực tài chính của chính mình theo hướng tiếp cận các chuẩn mực quốc tế", ông Thịnh kết luận.  Khi các NHTMCP lên sàn, cơ quan nhà nước và Ngân hàng Trung ương không cần phải ra các qui định để ràng buộc, quản lý vì chính sự tín nhiệm thị trường là động lực và thước đo cho hoạt động của nó. Để có được tín nhiệm đó, ngân hàng phải cấu trúc lại hệ thống sao cho hiệu quả và minh bạch hóa các hoạt động của chính mình.

Ông Huỳnh Bửu Quang, Giám đốc Phát triển Kinh doanh của Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC) Việt Nam cũng cùng quan điểm về việc niêm yết cổ phiếu ngân hàng trên TTCK. HSBC là ngân hàng lớn thứ 2 trên thế giới và cũng là ngân hàng tham gia niêm yết cổ phiếu lâu đời trên nhiều TTCK thế giới nhất hiện nay. Từ năm 1866, tức sau 1 năm thành lập, ngân hàng này đã có mặt trên TTCK Hồng Kông và đến nay cổ phiếu của tập đoàn tài chính này xuất hiện trên TTCK London, New York, Paris và Bermuda. Ông Quang cho biết nhờ việc niêm yết mà ngân hàng tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng với các nguồn vốn dài hạn phục vụ cho nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh hay mua thêm các ngân hàng khác. Từ đó tiếp tục tạo dựng lòng tin nơi cổ đông, nhà đầu tư cũng như khách hàng và phát huy năng lực của nhân viên trong tập đoàn.

Khi nào các ngân hàng lên sàn?

Soạn: AM 158329 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Các đại diện tham gia Hội thảo về việc niêm yết cổ phiếu của NHTMCP. Ảnh: M.Q

Ông Kiều Hữu Dũng, Vụ trưởng Vụ các Ngân hàng và các Tổ chức Tín dụng phi ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước, đánh giá cao về khả năng lên sàn của  NHTMCP Việt Nam. Ông giải thích rằng hầu hết các ngân hàng đều được thành lập và hoạt động trên một nền tảng khá vững chắc, bài bản và các chỉ số tín dụng cho thấy hoạt động rất tốt.

Tuy nhiên, với tính chất của TTCK Việt Nam hiện nay chưa thực sự hấp dẫn các ngân hàng và làm họ nghĩ đến chuyện lên sàn. Hơn nữa việc niêm yết trên TTCK sẽ phục vụ cho mục tiêu trước mắt hay mang lại lợi ích cụ thể gì, thì hầu như các ngân hàng chưa tìm thấy câu trả lời.

Ngân hàng Phương Nam rất hào hứng với chuyện lên sàn, nhưng ông Thịnh cho biết chưa có kế hoạch cụ thể về chuyện này, cũng như khi nào cổ phiếu của Phương Nam sẽ được giao dịch trên thị trường chính thức. Thay vào đó, ông nói rằng Phương Nam đang cố gắng cấu trúc lại hệ thống cho phù hợp với một ngân hàng niêm yết và tính đến chuyện chia tách cổ phiếu theo đơn vị của cổ phiếu trên sàn.

Theo các chuyên gia, có hai ngân hàng quan tâm đến việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường là Ngân hàng Á châu (ACB) và Ngân hàng Thương Tín (Sacombank). Ngay từ những năm đầu Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM ra đời, hai ngân hàng đã "rục rịch"  muốn lên sàn. Họ đã làm đơn đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép họ niêm yết cổ phiếu, nhưng khi Ngân hàng Nhà nước bật đèn xanh thì chưa thấy ngân hàng nào tiến hành tiếp giai đoạn tiếp theo, đó là thực hiện đề án niêm yết.

"Đã qua mấy tháng Ngân hàng Nhà nước cho phép niêm yết, nhưng đến nay chưa thấy NHTMCP nào nộp hồ sơ ngoại trừ hai ngân hàng nói trên nộp đơn xin niêm yết trước khi Ngân hàng Nhà nước ban hành qui chế", ông Dũng đã nói với VietNamNet. Ông Dũng cũng cho rằng các ngân hàng đều thấy sự hấp dẫn của việc niêm yết, nhất là trong kế hoạch phát triển vài năm tới, nhưng ông lại không dự báo được khi nào thì có cổ phiếu của NHTMCP niêm yết trên TTCK vì dường như chưa có ngân hàng nào muốn là người tiên phong. Hai ngân hàng ACB và Sacombank được đoán chắc sẽ xuất hiện đầu tiên trên sàn, nhiều người kỳ vọng được nghe bài trình bày kế hoạch lên sàn của họ trong Hội thảo này, nhưng cả hai đều không tham dự.

Ngoài tính hấp dẫn của TTCK chưa đủ mạnh, cũng có ý kiến cho rằng Qui chế  lên sàn của Ngân hàng Nhà nước ban hành quá khắt khe. Khác với công ty, ngân hàng phải xin phép Ngân hàng Nhà nước và phải đáp ứng các tiêu chuẩn lên sàn mới được tiếp tục xin phép của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

  • Minh Quang

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,