221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
521044
Trung Quốc không thể "ngồi mát" xuất khẩu dệt may
1
Article
null
Trung Quốc không thể 'ngồi mát' xuất khẩu dệt may
,

Chế độ hạn ngạch với buôn bán dệt may trên toàn cầu sẽ chính thức chấm dứt vào 1/2005 tới. Trung Quốc sẽ được hưởng lợi. Ấn Độ cũng vậy. Nhưng kỷ nguyên tự do thương mại dệt may vẫn chưa mở ra hoàn toàn.

Nhiều người theo chủ nghĩa bảo hộ vẫn đấu tranh hạn chế hàng nhập khẩu. Những nước sản xuất yếu hơn vẫn muốn có quota.Người Trung Quốc cũng đang rất căng thẳng trước nhiều mối lo.

Thị trường may mặc: một cá lớn, quá nhiều cá nhỏ

Soạn: AM 157903 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Thời điểm 1/2005 sẽ mở ra bước ngoặt lớn cho ngành dệt may thế giới.

Người ta dự đoán Trung Quốc sẽ nổi lên trở thành nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Nhưng nhiều người khác lại đang lo ngày lo đêm. Ngành dệt may Mỹ lo sợ dòng thác quần áo may mặc rẻ, nên đề nghị Chính phủ đưa ra các biện pháp hạn chế. Những nước nghèo như Bangladesh và Nepal luôn coi thu nhập từ xuất khẩu dệt may là cứu cánh cho mình, đã đệ trình lên WTO, yêu cầu đến 2008 mới bỏ quota. Thậm chí một số hãng dệt may Trung Quốc cũng tỏ ra lo ngại trước cuộc chiến về giá cả khiến lợi nhuận cứ tụt dần.

Tất cả những nỗi lo trên khởi nguồn từ thời hạn xoá bỏ hạn ngạch dệt may: 31/12/2004. Từ tháng 1 năm sau, các hãng dệt may sẽ giảm bớt sản xuất ở những nước vẫn còn bị áp hạn ngạch, thay vào đó tập trung đầu tư vào những nước không bị áp hạn ngạch (thành viên của WTO). Peter Shay - Giám đốc điều hành tập đoàn ngân hàng, tư vấn và đầu tư trong ngành thời trang phát biểu: "dần dần sản xuất dệt may ở Trung Quốc sẽ ngày càng nhiều. Họ có cơ sở hạ tầng tốt nhất, nguồn nguyên phụ liệu dồi dào và hệ thống tài chính - thương mại cũng dần được củng cố và tiếp cận dễ dàng hơn".

Sau Trung Quốc, Ấn Độ  cũng là nước mong chờ thời điểm xoá bỏ hạn ngạch dệt may. Thị phần của họ ở Mỹ sẽ tăng từ 4% (2002) lên 15% trong năm tới, báo cáo của WTO dự đoán. Thị phần tại EU cũng tăng từ 5% lên 9%.

Những nhà sản xuất trong nước của Mỹ lại đứng trước báo động đỏ, lo ngại Trung Quốc sẽ "nuốt gọn" 75% thị phần dệt may trên ngay sân nhà mình vào năm 2005, đẩy 650.000 lao động gia nhập đội quân thất nghiệp. Hội đồng quốc gia của Hiệp hội dệt may Mỹ (NCTO) chứng minh nhận định trên bằng thực tế là thị phần dệt may của Trung Quốc ở Mỹ năm 2001 chỉ chiếm 9%, nhưng ngay sau khi hạn ngạch đối với 29 hạng mục sản phẩm được dỡ bỏ, con số này đã lên tới 65% vào tháng 3/2004. Tuy nhiên những nhà nhập khẩu quần áo lại kịch liệt phản đối ý kiến trên. Phó Chủ tịch NCTO Robert DuPree biện luận rằng sở dĩ thị phần của Trung Quốc tăng cao đến vậy do họ cố tình dìm giá nhân dân tệ và trợ cấp tín dụng cho DN dệt may.

Giới lãnh đạo trong ngành dệt may Mỹ kêu gọi Chính phủ sử dụng điều khoản "bảo vệ" đặc biệt của WTO để chặn hàng Trung Quốc vào Mỹ, đặt mức trần cho hàng dệt may Trung Quốc chỉ được tăng 7,5% lượng xuất khẩu sang Mỹ mỗi năm cho tới 2008. Chính Washington đã sử dụng điều khoản này để hạn chế nhập khẩu áo lót phụ nữ, áo bông tắm, vải sợi sau khi hạn ngạch đối với 3 hạng mục này được xoá bỏ năm 2002. DuPree cho biết NCTO cũng như các tổ chức khác đang thảo luận làm đơn kiến nghị lên Chính phủ.

Trung Quốc: ngồi mát... xuất khẩu hàng may mặc?

Soạn: AM 157907 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Dệt may Ấn Độ sẽ không vấp phải nhiều rào cản như Trung Quốc.

Giới phân tích nhận định Trung Quốc sẽ tiếp tục đối mặt với rào cản chủ nghĩa bảo hộ trong vài năm tới. Theo những điều khoản Trung Quốc cam kết khi gia nhập WTO, các nước khác có thể áp thuế, hạn ngạch hoặc cả hai biện pháp cho đến năm 2013 trong trường hợp hàng hoá Trung Quốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới những nhà sản xuất trong nước. Năm nay Peru đã sử dụng điều khoản bảo vệ ngăn hàng dệt may Trung Quốc tràn vào và EU cũng đang cân nhắc biện pháp tương tự vào đầu năm 2006. Ấn Độ sẽ không phải đối mặt với bất cứ biện pháp hạn chế nào như Trung Quốc.

Tuy nhiên các nhà nhập khẩu dệt may Mỹ lại có quan điểm hoàn toàn khác, hạn ngạch khiến chi phí của họ tăng thêm 10-20%. Họ lo ngại sẽ không thể tiếp cận nguồn hàng từ Trung Quốc. "Dù sao kinh nghiệm cho thấy Trung Quốc có thể cung cấp những sản phẩm tốt nhất, giá cả mềm nhất với các điều kiện giao hàng cũng hoàn hảo nhất", Bob Zane, Phó Chủ tịch tập đoàn bán lẻ Liz Claiborne phát biểu. Tuy nhiên các nhà nhập khẩu này lại không cho rằng Trung Quốc có thể nắm giữ trên 50% thị trường toàn cầu trong những năm tới. Họ không muốn phụ thuộc quá lớn vào một nhà cung cấp duy nhất và đang lập kế hoạch xây dựng chiến lược cân bằng các nguồn cung, tránh bỏ tất cả trứng vào chung một giỏ.

Ngay trên đất Trung Quốc, quan chức Chính phủ và giới sản xuất dệt may đều lo lắng khi thời điểm xoá bỏ quota tới gần. Báo chí Trung Quốc đưa tin Bắc Kinh đang cân nhắc một số biện pháp hạn chế xuất khẩu để tránh thổi bùng lên ngọn lửa của chủ nghĩa bảo vệ trên thế giới.

Giá hàng may mặc Trung Quốc trong 5 năm qua đã giảm 30%, một số công ty đã đề nghị cần có một cơ chế giá cả để tránh nổ ra cuốc chiến một mất một còn giữa các đối thủ cạnh tranh với nhau.

Đấu dịu với các nước đang phát triển

Quan chức Trung Quốc cũng kêu gọi các công ty nâng cao chất lượng sản phẩm và nhường những nước nghèo hơn sản xuất mặt hàng chất lượng thấp. "Nếu dệt may Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng với tốc độ như hiện nay và chỉ tăng về số lượng thì sau khi chế độ quota được hoàn toàn dỡ bỏ, nhu cầu bông trong nước sẽ rất lớn, hậu quả sẽ đẩy giá bông nhập khẩu lên cao", ông Cao Xinyu - lãnh đạo phòng Thương mại xuất nhập khẩu dệt may nhận định. Năm nay, Trung Quốc sảm xuất khoảng 6 triệu tấn bông, nhập thêm 2,5 triệu tấn. Theo ông Cao, giá bông lên cao sẽ buộc người mua quay sang tìm kiếm nguồn hàng rẻ hơn với chất lượng thấp ở những nước như Bangladesh, Pakistan, Việt Nam. 

Bắc Kinh rất tích cực tìm cách xoa dịu căng thẳng với nhiều nước đang phát triển luôn phản đối việc xoá bỏ hạn ngạch dệt may. Cố vấn Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc ông Yi Xiaozhun phát biểu tại Hội đồng kinh tế Thái Bình Dương tổ chức ở Bắc Kinh hồi tháng 6 nói: "Các bạn thấy đầu tư ra ngoài của Trung Quốc đang tăng và sẽ tiếp tục tăng trong khu vực sản xuất dệt may. Chúng tôi cũng hy vọng sẽ giúp đỡ những nước đang phát triển". Đơn cử như Worldbest Textile Thượng Hải đã khánh thành hai nhà máy ở Thái Lan và Công ty Dệt Dunsky cũng đang lập kế hoạch mở dây chuyền sản xuất tại Việt Nam.

(Cẩm Tú - Theo FEER)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,