221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
520634
Không thể xử lý hết được nợ xấu
1
Article
null
Không thể xử lý hết được nợ xấu
,

(VietNamNet) - Khi tiến hành cổ phần hoá (CPH), xử lý hết nợ xấu là điều không thể. Bốn ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam cần bổ sung khoảng 117 ngàn tỷ đồng nữa mới đạt tỷ lệ an toàn vốn theo thông lệ quốc tế.

Soạn: AM 156887 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Thiếu một ''văn hoá tín dụng'' lành mạnh sẽ không mang lại hiệu quả cho nền kinh tế. Ảnh: Nguyên Vũ

Nói về việc giải quyết hiện trạng nợ xấu đang cản trở quá trình CPH, ông Lê Xuân Nghĩa - Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước đã cho biết: ''Nhìn chung, các nước đều tiến hành cơ cấu lại ngân hàng, tăng cường năng lực tài chính khi tiến hành CPH. Nợ xấu đều được xử lý, nhưng xử lý triệt để nợ xấu là điều không thể. Có những nước tiến hành CPH ngay khi ngân hàng vẫn còn tỷ lệ nợ xấu rất cao, như một ngân hàng của Thái Lan có tới 30% nợ xấu, nhưng tất nhiên sẽ không hấp dẫn các nhà đầu tư''.

Các ngân hàng là hệ thần kinh trong nền kinh tế thị trường. Ngân hàng giữ vai trò đầu tư vốn vào nền kinh tế, do đó nó tạo nên tính hiệu quả của các nền kinh tế. Vì vậy, muốn CPH thì ngân hàng phải đi đầu. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hàng đầu đối với CPH ngân hàng là xử lý nợ xấu. Các chuyên gia tài chính nhận định, nhiều nước đã tiến hành xử lý nợ, lành mạnh hoá tài chính trước khi CPH, nhưng không nhất thiết và khó có thể chờ xử lý xong nợ xấu trước khi CPH.

Có 2 khả năng có thể xảy ra đối với CPH ngân hàng Việt Nam: Nếu cổ phiếu phát hành do phía Việt Nam nắm giữ, nợ xấu có thể xử lý sau khi CPH bằng dự phòng rủi ro và tái cấp vốn của Nhà nước, tức ''lọt sàng xuống nia''. Còn nếu cổ phiếu phát hành chủ yếu do phía nước ngoài nắm giữ, thì nên xử lý trước khi phát hành, nếu không vô tình Chính phủ đã hỗ trợ tài sản cho phía nước ngoài, đồng thời cũng làm tăng sức hấp dẫn của cổ phiếu.

Ngân hàng Việt Nam thiếu 117 ngàn tỷ mới an toàn vốn

Hiện tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại nhà nước cực thấp: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang đứng cao nhất với tỷ lệ 5,43%. Ngân hàng Công thương (ICB) là 3,64%, Ngoại thương (VCB) là 3,73% và Đầu tư (BIDV) là 4,76% - so với tiêu chuẩn quốc tế là 8% còn rất xa vời.

Ông Lê Xuân Nghĩa cho biết, để 4 ngân hàng thương mại quốc doanh đạt được chỉ số an toàn vốn là 8%/năm vào năm 2010 thì cần bổ sung vốn tự có khoảng 117 ngàn tỷ đồng. Con số này... gấp 10 lần số vốn Nhà nước đã cấp bổ sung trong giai đoạn 2001-2004 cho các ngân hàng.

Một trong những tiêu chí của một nhà băng đạt chuẩn quốc tế là lợi nhuận ròng/tổng tài sản có (ROA) phải được 1% và lợi nhuận ròng/vốn điều lệ( ROE) là 15%. Trong khi đó, các ngân hàng Việt Nam hiện có chỉ số trung bình là 0,5% và 8%. Nguyên nhân của sự tụt hậu trên là do tỷ lệ nợ không sinh lời quá cao, chi phí quản lý cao, chênh lệch lãi suất huy động và cho vay có xu hướng giảm và trình độ quản trị ngân hàng thấp...

Muốn CPH, ngân hàng phải đi đầu

Hiện, một số lượng lớn các DNNN cũng đã được sắp xếp lại, nhưng tỷ trọng còn rất thấp cả về số vốn lẫn quy mô. Tính hết năm 2003, chúng ta đã CPH được 1.557 DNNN. Trong đó, hầu hết là các DN nhỏ và vừa, chỉ gần 6% số vốn có tại các DNNN được CPH. Bình quân số vốn của 4.296 DNNN mới là 45 tỷ, trong đó trên 50% có vốn dưới 5 tỷ đồng.

Các chuyên gia ngân hàng nhận định, Việt Nam cần chuẩn bị tốt hơn nữa cho quá trình chuyển đổi. Nếu không có một ''văn hoá tín dụng'' lành mạnh thì sẽ không mang lại hiệu quả cho các ngành khác của nền kinh tế khi CPH. Trong đó, Quỹ đầu tư tư nhân có thể làm tăng vốn của ngân hàng và từ đó đẩy mạnh hệ thống ngân hàng và tăng phạm vi phát triển.

Tuy nhiên, các DN hiện nay sợ CPH vì họ không muốn phải đối mặt với những sự thay đổi quá lớn mà cụ thể là sự hao hụt về quyền lợi: Thông tin kinh doanh từ trạng thái có thể kiểm soát sang công khai minh bạch: Người lãnh đạo từ chịu trách nhiệm trước Nhà nước phải quan tâm tới quyền lợi của cổ đông, bảo vệ quyền lợi của thiểu số; Ngân sách từ phân phối chuyển sang tài trợ dựa trên chất lượng tín dụng và khả năng lợi nhuận; Nhiều mục đích chuyển sang tập trung vào giá trị của cổ đông theo các hạn chế về pháp chế; Kiểm soát Nhà nước chuyển sang kiểm soát khả năng chống chế; Thù lao mang tính quan liêu sang thù lao mang tính động viên; Cơ cấu phức tạp sang cơ cấu minh bạch.

Nếu các DN đều có mô hình quản trị tài chính lành mạnh thì đó là một quá trình CPH thành công, các chuyên gia nhận định.

  • Hồng Phúc
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,