221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
513166
SBV "đi tìm" lạm phát thực
1
Article
null
SBV 'đi tìm' lạm phát thực
,

(VietNamNet) - Sau nhiều dự đoán ở mức cao về chỉ số lạm phát của năm nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã phối hợp với Tổng cục Thống kê để xây dựng chỉ số lạm phát thực của nền kinh tế.

Giá cả làm biến động nền kinh tế năm 2004.

Do tình trạng giảm phát của nền kinh tế, nhiều năm qua con số lạm phát cụ thể đã không được quan tâm đầy đủ. Nhưng từ đầu năm 2004 đến nay, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) liên tục tăng cao đã đặt ra yêu cầu phải có một con số chính xác về lạm phát, làm cơ sở điều hành kinh tế vĩ mô.

Những con số lạm phát của Việt Nam vừa qua đã được nhiều người, nhiều tổ chức đưa ra, nhưng  đều bị các quan chức điều hành chính sách thuộc SBV phủ nhận, cho là không chính xác.

Trên lý thuyết, hiện có đến 6 phương pháp tính lạm phát cơ bản như: Căn cứ vào 86 nhóm mặt hàng cấp 2, cơ quan thực hiện sẽ loại bỏ để tính hoặc cho quyền số nhỏ (chỉ số ảnh hưởng đến lạm phát của các nhóm mặt hàng) đối với những mặt hàng gây đột biến; Loại những mặt hàng khác với xu thế của các nhóm khác (tăng quá cao hoặc giảm quá nhiều)... Hiện SBV đang tính xem phương pháp nào là hợp lý đối với Việt Nam.

Về cơ bản, nguyên lý chung để xây dựng chỉ số lạm phát thực là dựa trên biến động giá cả của các mặt hàng. Nhưng nếu khi CPI bao gồm biến động giá cả của hầu hết các loại mặt hàng (ở Việt Nam là khoảng 400 loại chia làm 86 nhóm), thì lạm phát thực được loại trừ đi những mặt hàng có sự biến động thiếu ổn định, thường chịu tác động của những cú sốc đột biến về cung cầu (xăng dầu, lương thực thực phẩm, sắp thép, xi măng, phân bón... như vừa qua là một ví dụ). 

Sở dĩ như vậy bởi lạm phát cơ bản khác với CPI là sự biến động của nó theo chiều hướng ổn định. Trên cơ sở đó, các nhà hoạch định chính sách mới có thể đề ra được chiến lược điều hành một cách lâu dài, đặc biệt đối với chính sách tiền tệ. Tác động của nới lỏng hay thắt chặt của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế luôn có ''độ trễ'' nhất định (chính sách tiền tệ chỉ thực sự ảnh hưởng đến nền kinh tế sau một thời gian thực hiện chứ thường không tác động ngay). Đối với thị trường tiền tệ chưa phát triển như Việt Nam, ''độ trễ'' khoảng 1 năm. Chính vì thế, sự biến động của CPI chỉ có thể dùng để xây dựng các chính sách tài chính, phân phối... như đã từng áp dụng đối với xăng dầu hay sắt thép từ đầu năm đến nay để xử lý hay điều tiết, chứ không thể dùng CPI để xây dựng chính sách tiền tệ.

Một quan chức trực tiếp tham gia việc tính toán lạm phát cơ bản của SBV cho biết: ''Trong xây dựng chỉ số lạm phát cơ bản, mặt hàng được loại ra khỏi tính toán do biến động thiếu 

Khoảng thời gian 1986-1992, Việt Nam rơi vào tình trạng siêu lạm phát (liên tục ở mức 2 và 3 con số), vì vậy, Nhà nước đã sử dụng công cụ là chính sách tiền tệ để kiềm chế và đã thành công sau đó. Kết quả là giai đoạn 1992-1998, lạm phát cơ bản đã đi xuống, đặc biệt là năm 1999 và 2000 CPI chỉ còn 0,1% và -0,6%.

ổn định ở mỗi nước đều có sự khác nhau. Chẳng hạn như ở Mỹ là lương thực, thực phẩm và năng lượng, còn ở Anh là những mặt hàng Nhà nước kiểm soát giá, ở Thái Lan là mặt hàng thực phẩm tươi sống... Còn ở Việt Nam, loại đi và giữ lại mặt hàng nào trong rổ hàng hóa, cần có sự phân tích cụ thể chứ không thể dựa theo cảm tính''.

Cũng theo quan chức trên, từ đầu năm đến nay, trên cơ sở biến động giá mạnh của mặt hàng lương thực, nên nhiều người cho rằng lạm phát cơ bản không tính tới mặt hàng này, rồi cũng có cả những cách tính như loại mặt xăng dầu hay giá thép ra khỏi rổ hàng hóa... Do đó, hiện có rất nhiều kết quả khác nhau được đưa ra như lạm phát thực sẽ là 4% hoặc 4,6%... nhưng chưa thể tin cậy hoàn toàn mà phải có sự phân tích chi tiết trên số liệu của nhiều năm.

Hiện SBV sẽ đánh giá lại biến động giá của tất cả 86 nhóm mặt hàng theo từng tháng tối thiểu từ năm 2000 đến nay để tìm ra lạm phát thực. Còn để có kết quả tốt hơn nữa là tính trong chu kỳ 10 năm (từ năm 1994 đến nay) trên cơ sở mặt bằng giá năm 1994. ''Việc tách bạch từng loại nhóm hàng và xây dựng biểu đồ giá theo từng tháng sẽ cho ta thấy được những nhóm hàng nào có sự biến động lớn nhất để loại ra", quan chức này nói.

Tuy nhiên như thế vẫn là chưa đủ, việc tính toán như vậy  cần phải có sự kiểm tra trên thực tế tối thiểu là 1 năm để xem việc đánh giá biến động của từng nhóm hàng đã chính xác hay chưa, rồi mới có thể có đưa ra kết luận cụ thể. Công việc không thể vội vàng và do đó cũng chưa thể nói được sẽ loại mặt hàng nào và tất nhiên càng chưa thể tính được lạm phát thực năm nay là bao nhiêu vào thời điểm hiện tại. 

Năm 2004 đã đi đến những tháng cuối cùng, con đường đi tìm một chỉ số lạm phát thực đã được xác định cụ thể như vậy, nhưng SBV vẫn chưa thể tiến hành ngay mà vẫn phải... chờ số liệu cung cấp từ Tổng cục Thống kê.

  • Hồng Phúc

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,