221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
506210
Lạm phát sẽ gia tăng vì USD lên giá?
1
Article
null
Lạm phát sẽ gia tăng vì USD lên giá?
,

(VietNamNet) - Đồng USD đang và sẽ tiếp tục lên giá trên thị trường thế giới và đây là yếu tố mới đang tác động tới lạm phát của Việt Nam.

Khả năng đồng USD sẽ phục hồi và tiếp tục được giá trên thị trường thế giới trong thời gian tới là hoàn toàn có thể.

USD sẽ tiếp tục lên giá

Các chuyên gia tài chính đều cho rằng, có nhiều lý do để tin rằng đồng USD phục hồi và sẽ tiếp tục tăng giá trên thị trường thế giới trong thời gian tới.

Cuối năm 2000, khi ông G.Bush lên nắm quyền Tổng thống ở Mỹ, nền kinh tế nước này bắt đầu suy giảm, tốc độ tăng trưởng kinh tế xuống dốc, thâm hụt cán cân vãng lai và tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng. Vào thời điểm đầu năm 2003, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố sẽ duy trì ''đồng USD yếu'' nhằm cải thiện thâm hụt cán cân vãng lai và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng cán cân vãng lai vẫn thâm hụt, kinh tế phục hồi chút ít và vẫn có dấu hiệu không bền vững. Tỷ lệ thất nghiệp cải thiện không đáng là bao mặc dù lãi suất của FED trong suốt nhiệm kỳ Tổng thống Bush liên tục suy giảm. Trong  gần hai năm từ 2002 đến 2004, lãi suất của FED đã duy trì ở thấp nhất trong vòng 45 năm qua và đồng USD vẫn liên tục xuống giá so với đồng euro, yên Nhật (JPY). Kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ của ông Bush năm 2001 cho đến thời điểm 7/2004, USD xuống giá so với yên Nhật là -4%, với Euro là -22,6%. Còn trong suốt nhiệm kỳ của Bill Clinton, đồng USD lên giá so với euro là 27,8%.

Nếu như đồng USD được duy trì yếu (xuất phát cả từ nguyên nhân chủ quan do chính mục tiêu của Mỹ và khách quan do các cuộc chiến mà Mỹ gây ra), lãi suất thấp mà vẫn không đạt được mục đích là cải thiện  các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô thì đã đến lúc Chính phủ Mỹ sẽ buộc phải cân nhắc đến việc tăng giá đồng USD. Thời kỳ phục hồi lãi suất của FED đương nhiên sẽ kéo theo sự phục hồi của đồng USD trên thị trường thế giới.

Tháng 8 vừa qua, lãi suất đồng USD đã được điều chỉnh tăng lên 1,5%, đồng thời một số chỉ tiêu kinh tế của Mỹ đã có dấu hiệu hồi phục. Vậy khả năng đồng USD sẽ phục hồi và tiếp tục được giá trên thị trường thế giới trong thời gian tới là hoàn toàn có thể. Và một khi đồng USD phục hồi trên thị trường thế giới, lãi suất USD trên thế giới tăng sẽ ảnh hưởng tới lãi suất chung, tức là tỷ giá sẽ tăng theo.

Tỷ giá cao sẽ đẩy lạm phát tăng cao

Tỷ giá tác động gián tiếp tới lạm phát thông qua 3 con đường: Xuất khẩu ròng, cán cân thanh toán và lạm phát giá hàng tiêu dùng nhập khẩu. Khi tỷ giá USD/VND tăng (tức là khi VND giảm giá) thì cán cân thương mại, cán cân thanh toán và giá hàng tiêu dùng nhập khẩu đều tăng làm lạm phát gia tăng.

Riêng đối với hàng nhập khẩu thì chỉ có những quốc gia có tỷ trọng nhập khẩu cao so với GDP mới bị ảnh hưởng rõ rệt và  Việt Nam lại là một trong những quốc gia đó. Hiện tỷ trọng nhập khẩu so với GDP của Việt Nam khá lớn, chiếm khoảng trên 60%, nên lạm phát giá hàng tiêu dùng nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số giá tiêu dùng CPI trong nước bởi hàng tiêu dùng nhập khẩu là những hàng hoá nằm trực tiếp trong thành phần của ''rổ hàng hoá'' tiêu dùng để tính CPI của Việt Nam.

Mức GDP năm 2003 của Việt Nam là 605.586 tỷ đồng, kim ngạch nhập khẩu 391.097 tỷ đồng, tỷ trọng nhập khẩu trên GDP là 64,6%. Tỷ giá tăng cũng rất dễ dẫn tới cán cân thanh toán tăng và dẫn tới lạm phát.

Tỷ giá có thể tác động tới lạm phát theo 2 con đường: gián tiếp và trực tiếp. Dù tỷ giá tác động gián tiếp qua trung gian (là cán cân thương mại, cán cân thanh toán và giá hàng tiêu dùng nhập khẩu) sau đó mới tác động đến lạm phát hay tác động trực tiếp đến lạm phát thì việc tỷ giá USD/VND tăng đều cho một kết quả giống nhau là sẽ tác động theo tỷ lệ thuận tới CPI của Việt Nam.

  • Hồng Phúc

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,