221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
499253
Tham gia chuỗi liên kết, DN được chuyển nhượng quota
1
Article
null
Tham gia chuỗi liên kết, DN được chuyển nhượng quota
,

(VietNamNet) - Một quy chế cụ thể cho các chuỗi liên kết dệt may đang được Liên Bộ Thương mại - Công nghiệp xây dựng và dành cho nhiều ưu ái về hạn ngạch. 

Mỗi chuỗi liên kết dệt may sẽ phải gồm ít nhất 5 DN.

Tại cuộc họp báo phổ biến Quy chế Phân bổ hạn ngạch dệt may 2005 chiều nay (13/8), điều được DN và báo chí quan tâm chính là các chuỗi liên kết dệt may đang được Liên Bộ Thương mại - Công nghiệp khuyến khích DN thực hiện. 

Chuỗi liên kết phải từ 5 DN, với 2000 thiết bị

Ưu ái lớn nhất mà DN dệt may sẽ được hưởng là khi tham gia vào chuỗi này, DN mới có thể được chuyển nhượng hạn ngạch. Phương án này được Thứ trưởng Bộ Thương mại Mai Văn Dâu cho rằng: Tinh thần cơ bản của Dự thảo Quy chế liên kết này, trước hết là các DN phải tự nguyện liên kết, có hợp đồng cụ thể. Liên kết  trên tất cả các khâu, từ tổ chức nguyên phụ liệu, sản xuất, giao nhận... Các chuỗi liên kết phải có phân công chuyên môn hoá cho phù hợp với thiết bị của các thành viên. 

Theo Thứ trưởng Mai Văn Dâu, về quy mô, số DN tham gia mỗi chuỗi ít nhất phải là 5 DN. Tổng số thiết bị của các DN tham gia chuỗi tối thiểu phải từ 2.000 thiết bị trở lên. Đặc biệt, Liên Bộ khuyến khích mẫu liên kết có 1 DN lớn, các DN vệ tinh có số thiết bị dưới 350, trong đó, các DN sẽ tự nguyện bầu ra một DN chủ chốt. 

Căn cứ trên quy mô, hiệu quả, cơ chế liên kết cụ thể của từng chuỗi, Liên Bộ sẽ giao hạn ngạch bổ sung cho DN. Tuy nhiên, ông Dâu cũng khẳng định, đây mới chỉ là khung dự thảo, các DN khi làm việc với nhau phải có những quy định cụ thể riêng, tương tự như một hợp đồng kinh tế. Về cơ chế tài chính, do mỗi chuỗi liên kết có đặc thù riêng nên Liên Bộ sẽ xem xét đưa ra các quy định sau. 

2006 sẽ áp dụng phương án 2, nếu VN chưa vào WTO 

Việc các DN phải vào liên kết chuỗi thì mới được chuyển nhượng quota, được ông Dâu lý giải là để ''chuẩn bị cho tương lai, tiến tới giao hạn ngạch cho những khách hàng lớn như phương án 2 mà Bộ trưởng Trương Đình Tuyển đưa ra trước đó''. Ông cũng nhận định, trong trường hợp Việt Nam chưa thể gia nhập WTO cả đến năm 2006, và dệt may Việt Nam vẫn tiếp tục bị áp quota thì ''chắc chắn sẽ phải thực hiện theo phương án 2 này''. 

Trong khi khả năng liên kết của DN Việt Nam từ trước đến nay vẫn được cho là khá bi quan, đánh giá về chuỗi liên kết này, ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nói: ''Tôi nghĩ là DN Việt Nam rất năng động, họ có thể lúng túng trước một số khó khăn ban đầu, nhưng về lâu dài là  có thể vượt qua được. DN không còn cách nào khác vì chỉ có vào chuỗi liên kết thì mới được chuyển nhượng hạn ngạch, mặc dù về tinh thần liên kết của các DN Việt Nam từ trước đến nay không được tốt lắm''. Ông cũng cho biết, các khách hàng lớn của Mỹ như JC Penny, Gap... rất tán đồng với ý tưởng liên kết chuỗi này và giá như sáng kiến này được Bộ Thương mại đưa ra sớm hơn thì hy vọng có thể thực hiện được. 

  • Phương Thanh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,