221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
497450
Kinh tế châu Á ra sao khi giá dầu 50 USD/thùng?
1
Article
null
Kinh tế châu Á ra sao khi giá dầu 50 USD/thùng?
,

Hai tuần qua, giá dầu thô trên thị trường thế giới lại tiếp tục một đợt leo thang mới khi các kỷ lục về giá liên tiếp được thiết lập. Châu Á, khu vực tập trung nhiều nền kinh tế năng động lại phụ thuộc rất lớn vào nguồn dầu nhập khẩu nên chịu tác động mạnh nhất.

50 USD/thùng? Hoàn toàn có thể

Giá dầu thô: "Đã lên rồi là không chịu xuống!".

Lúc này, mùa đông đang đến gần tại Bắc bán cầu - khư vực tập trung hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới, tương ứng là nhu cầu sử dụng dầu mỏ tăng lên. Trong khi đó, nguồn cung thì nhiều bất trắc: OPEC khó tăng sản lượng nhiều, xuất khẩu dầu của Iraq "chập chờn" (vì đường ống dẫn dầu thường xuyên bị tấn công phá hoại), an ninh bất ổn tại Saudi Arabia - quốc gia xuất khẩu dầu số 1 thế giới, tương lai Công ty Yukos ở Nga chưa rõ ràng, rồi các vụ đình công, các trục trặc ở nhà máy lọc dầu lớn tại Mỹ... Bên cạnh, yếu tố đầu cơ cũng "góp phần" quan trọng trong việc dẫn đến tình trạng căng thẳng trên thị trường dầu mỏ.

Có thể thấy rõ sự mong manh của thị trường trong vòng 10 ngày qua. 3/8: Mỹ cảnh báo nguy cơ bị tấn công khủng bố, tòa án Nga phong tỏa tài khoản của Yukos, OPEC cho biết khó tăng thêm sản lượng: tại New York, dầu vọt lên 44,24 USD/thùng, một kỷ lục từ năm 1983. 24 giờ sau, có tin Nga ngừng phong tỏa tài sản Yokos: dầu nhanh chóng hạ xuống còn 42,82USD. Rồi 24 giờ sau nữa, dầu lại vọt lên 44,50 USD/thùng khi Chính phủ Nga cho biết rút lại quyết định ngưng phong tỏa tài sản Yukos. Và vào hôm qua 9/8, khi giáo sĩ Hồi giáo cực đoan Moqtada Sadr tuyên bố tiếp tục  kháng cự với lực lượng Mỹ tại thánh địa Najaf (Iraq): giá dầu lại tăng lên kỷ lục mới: 44,98 USD/thùng. Vậy phía trước còn biến động gì và đâu là điểm dừng?

Chuyên gia dầu mỏ Christopher Wood nhận định: Không ai dám chắc về diễn biến tiếp theo khi mà chỉ một nhân tố bên ngoài thôi cũng đủ gây chao đảo thị trường. Ở đây, bên cạnh yếu tố cung cầu, còn phải kể tới yếu tố đầu cơ kiếm lời. Vì vậy, nếu như chuyên gia phân tích nào dự đoán con số 50 USD/thùng dầu thô cách đây chừng 1,5 năm thì bị cho là "điên rồ". Nhưng, điều này hoàn toàn có thể xảy ra vào thời điểm cuối năm 2004.

Bởi khác với các lần khủng khoảng trước vào những năm 1973 và 1979, khi đó chủ yếu xuất phát từ các chính sách chính trị của OPEC (sau đó, giá dầu đã nhanh chóng sụt giảm vì nguồn cung phục hồi). Còn lần này, chính ông Chủ tịch OPEC ngày 3/8 đã thừa nhận, khối này "không thể làm gì nhiều để can thiệp vào cơn sốt dầu". Nói một cách khác, thị trường dầu mỏ hiện đã vượt quá tầm kiểm soát của OPEC! Theo các chuyên gia kinh tế, mấu chốt của đợt tăng giá kéo dài chính ở chỗ: cung không đáp ứng đủ cầu. Trong lúc nhiều giếng dầu trên thế giới đang dần cạn kiệt, các nguồn năng lượng thay thế vẫn chưa thể hiện vai trò nhiều thì nhu cầu lại không ngừng tăng cao.

Kinh tế châu Á bị tổn thương nhiều nhất 

Trước tình trạng giá dầu leo thang, các nhà phân tích ở châu Á lo ngại về quá trình phục hồi kinh tế trong ngắn hạn. Về lâu dài, tăng trưởng GDP của toàn châu lục sẽ bị suy giảm mạnh. Có thể nhận ra tác động này khi trong suốt tuần qua, phần lớn thị trường chứng khoán ở châu Á đã chao đảo theo diễn biến của giá dầu trên thị trường.

Khi còn mức 32-34 USD/thùng dầu thô, các nhà hoạch định chính sách kinh tế Nhật, nước được đánh giá là có chính sách năng lượng hiệu quả, cho rằng, tình hình là “không đáng ngại” đối với quá trình phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, báo cáo mới nhất từ tập đoàn Nikko Citigroup cho thấy, nếu giá dầu cao như hiện tại (dao động ở mức 44 USD/thùng) trong một thời gian dài sẽ kéo công suất sản xuất của các nhà máy tại Nhật xuống mức thấp nhất trong vòng 1 thập niên, và nền kinh tế xứ Hoa Anh Đào sẽ bị “tàn phá” một cách đáng kể. So với dự báo trước đây của Viện Nghiên cứu kinh tế quốc gia (tương ứng với giá dầu từ 22-28 USD/thùng) thì GDP của Nhật sụt giảm 0,6% trong năm 2004 và 0,8% trong năm sau.

Theo Ifzal Ali, chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nếu giá dầu đạt mức 50 USD/thùng, tăng trưởng GDP toàn châu Á sẽ giảm 1,1% trong năm 2005. Sở dĩ khu vực này dễ bị tổn thương vì nơi đây tập trung nhiều nền kinh tế năng động nhưng lại phụ thuộc rất lớn vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu. Trong số đó, Trung Quốc, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ và Singapore là những quốc gia bị tác động nhiều nhất.

GDP của một số nước sẽ bị sụt giảm vào năm 2005 tương ứng với giá dầu ở mức 40 và 50 USD/thùng: 

 

 40 USD/thùng

 50 USD/thùng

Trung Quốc

0,8%

1,1%

Ấn Độ

0,8%

1,2%

Thái Lan

 

3,1%

Philippines

 

2,6%

Cả khu vực châu Á

0,8%

1,1%

(Nguồn: Reuters ngày 9/8)

  • Hoàng Diệu - Tổng hợp

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,