221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
494042
Thuế tôm vào Mỹ: VN 16,11%, Thái Lan 6,39%
1
Article
null
Thuế tôm vào Mỹ: VN 16,11%, Thái Lan 6,39%
,

(VietNamNet) - 11h đêm ngày 29/7 (giờ Hà Nội), tức khoảng 11h trưa cùng ngày (giờ Washington), Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố quyết định sơ bộ đối với tôm nhập khẩu từ bốn quốc gia còn lại trong vụ kiện, gồm Brazil với mức thuế từ 0% đến 67,80%, Ecuador từ 6,08% đến 9,35%, Ấn Độ từ 3,56% đến 27,49% và Thái Lan từ 5,56% đến 10,25%.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ sẽ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ Thái Lan.

DOC cũng cáo buộc, 4 quốc gia Brazil, Ấn Độ, Ecuador và Thái Lan đều bán phá giá mặt hàng tôm vào thị trường Mỹ. Như vậy, mức thuế trung bình áp đối với các DN xuất khẩu tôm các nước lần lượt là: Brazil 36,91%, Ecuador 7,3%, Ấn Độ 14,2% và Thái Lan là 6,39%.

Nếu so với mức thuế trung bình áp với Trung Quốc và Việt Nam, các nước bị DOC coi là chưa có nền kinh tế thị trường, thì ngoại trừ Brazil, các quốc gia trên đều bị áp với mức thuế thấp hơn nhiều. Đây là điều bất lợi đối với các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam, nhất là khi Thái Lan - đối thủ chính của Việt Nam cũng xuất khẩu phần lớn các sản phẩm tôm sú - bị áp với mức thuế thấp hơn khoảng 10%.

Trao đổi với PV. VietNamNet, một quan chức của Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, mức thuế này thấp hơn nhiều so với Việt Nam, đúng như các DN lo ngại. Cạnh tranh giữa tôm Việt Nam và tôm Thái Lan xuất khẩu vào Mỹ sẽ trở nên gay gắt hơn, đòi hỏi các DN phải có hướng chiến lược mới.

Trước đó, DOC đã công bố mức thuế sơ bộ đối với tôm Việt Nam từ 12,11% đến 93,13%, với biên độ thuế trung bình cho các DN là 16,11%. Dự kiến vào cuối tháng 10 tới, các điều tra viên của Mỹ sẽ có tới Thái Lan và thẩm tra từng nhà xuất khẩu của nước này để thu thập thông tin.

Theo phán quyết sơ bộ trên, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ thông báo quyết định cuối cùng về mức thuế đối với 4 nước vào ngày 17/12/2004. DOC cũng chỉ công bố quyết định cuối cùng sau khi đã tiến hành điều tra tại thực tế, đồng thời, khi Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ đưa ra kết luận ngày 31/1/2005 rằng, tôm nhập khẩu từ các nước có gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến ngành công nghiệp đánh bắt tôm Hoa Kỳ hay không. Nếu có, DOC sẽ công bố mức thuế chống bán phá giá cuối cùng đối với tôm nhập khẩu của 4 nước này và thông báo cho phía hải quan tiến hành thu tiền đặt cọc từ các hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu tôm.

DOC cũng thông báo rằng, cơ quan này xác định có tình trạng khẩn cấp đối với công ty Hindustan Lever Limited (Ấn Độ). Riêng với Thái Lan, Brazil và Ecuador, DOC kết luận, đến thời điểm này, chưa có bằng chứng xác thực để công nhận có hay không tình trạng khẩn cấp đối với việc tôm nhập khẩu. Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ thông báo về tình trạng khẩn cấp đối với DN hai nước trên tại quyết định cuối cùng, sau khi đã xem xét, cân nhắc thông tin từ các bên liên quan.

Liên minh Tôm Miền Nam nước Mỹ (SSA) đã kiện 6 quốc gia bán phá giá mặt hàng tôm vào thị trường này ngày 31/12/2003. Đến nay, DOC đã công bố phán quyết sơ bộ về vụ kiện theo chiều hướng có lợi cho các nước được coi là có nền kinh tế thị trường. Theo lịch trình, DOC sẽ đưa ra quyết định cuối cùng với 4 nước còn lại vào ngày 17/12. Sau khi Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ công bố việc tôm nhập khẩu có gây thiệt hại đến ngành công nghiệp đánh bắt tôm Hoa Kỳ hay không, Ủy ban này sẽ có quyết định cuối cùng về việc áp thuế chống bán phá giá vào 4 nước này ngày 31/1/2005. Sau khi thông báo lại với DOC và được cả hai bên thống nhất, việc áp thuế chính thức một tuần sau đó, tức 2/7/2005.

Sau đây là lịch trình vụ kiện (dự kiến) đối với 6 nước trong vụ kiện tôm:

 Sự kiện

Ngày

  Trung Quốc, Việt Nam

 Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Ecuador

Khởi kiện 31/12/2003 31/12/2003
Điều trần 20/1/2004 20/1/2004
Quyết định sơ bộ của USITC 17/2/2004 17/2/2004
Quyết định sơ bộ của DOC 6/7/2004 29/7/2004
Quyết định cuối cùng của DOC 24/11/2004 17/12/2004
Quyết định cuối cùng của USITC 8/1/2005 31/1/2005
Ngày áp thuế 15/1/2005 7/2/2005
  • Hà Yên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,