(VietNamNet) - DN chẳng chịu cạnh tranh trong khi kinh doanh xăng có lãi đến 30% vì được Chính phủ cho miễn thuế nhập khẩu xăng dầu và cho phép tăng giá xăng.
Kinh doanh xăng: DN lợi cả "đôi đường"...
Bao giờ mới có cạnh tranh xăng dầu? |
Trước sức ép của giá xăng dầu thế giới, Chính phủ đã quyết định tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước thêm 1.000 đồng hồi tháng trước, tức 7.000 đồng/lít (loại xăng A92). So với mới mức giá hồi đầu năm, giá xăng hiện nay đã cao hơn 25%. Quyết định của Chính phủ nhằm giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước, trên cơ sở thực hiện chủ trương Nhà nước - doanh nghiệp và người dân cùng chia sẻ những khó khăn.
Trước đó, khi giá xăng dầu thế giới tăng cao, Chính phủ cũng đã có quyết định miễn thuế nhập khẩu xăng dầu. Quyết định này kỳ thật chỉ mang lại ích lợi cho DN. Người tiêu dùng vẫn phải chịu mức giá trần cao nhất .
Chưa đầy 1 tháng sau khi xăng dầu tăng giá, số liệu của Bộ Tài chính làm giật mình bất cứ người tiêu dùng nào: các DN kinh doanh xăng lãi tới 30% (!).
Kinh tế thị trường được xem là nền kinh tế ưu việt của sự canh tranh. Cạnh tranh không chỉ tốt cho người tiêu dùng vì được hưởng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt, giá cả hợp lý, mà còn nâng cao trình độ và khả năng thích ứng cho DN. Những thành công của nhiều quốc gia ngày nay đã chứng minh tính tích cực của nền kinh tế thị trường.
Ở Việt
Mặc dù sản lượng xuất khẩu dầu thô của Việt
Những tưởng khi cho phép nhiều công ty nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu thay vì giới hạn một vài đầu mối chính như trước đây, thì sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh mà theo đó sẽ mang đến sản phẩm giá thấp cho người tiêu dùng. Nhưng thực tế, người tiêu dùng vẫn phải chịu mức giá cao, bởi lẽ xăng dầu mua ở đâu trên lãnh thổ Việt
Bắt đầu từ đầu năm 2004, Chính phủ áp dụng cơ chế quản lý mới về giá xăng dầu. Theo đó, Nhà nước "thả nổi" giá xăng dầu theo giá chung của thế giới và các DN tự quyết định giá bán tại thị trường trong nước; giá bán không được vượt giá trần qui định. Khi đưa ra cơ chế mới, Chính phủ cho rằng sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh thực sự giữa các công ty kinh doanh xăng dầu, vì họ không buộc phải bán theo giá chỉ định.
Thế nhưng trên thực tế, điều đó đã không không hề xảy ra. Người tiêu dùng đã không có cơ hội "nhìn thấy" những cuộc cạnh tranh về giá như họ vẫn thường thấy ở khu vực các sản phẩm tiêu dùng. Bởi lẽ, giá bán xăng dầu hiện nay luôn "kịch trần" và chẳng DN nào "dại" đến mức lại bán với giá thấp hơn giá mà Nhà nước cho phép được ở mức cao nhất; dù DN có lãi tới 30%, như chúng ta đã biết.
Thực ra thì không phải không có DN cho phép các cây xăng bán thấp hơn giá trần (thấp hơn 100 đồng/lít) so với những cây xăng đối thủ, nhưng điều đó cũng chẳng thấm vào đâu, khi mỗi người dân thành phố bình quân phải bỏ ra 10.000 đồng/ngày cho chi tiêu nhiên liệu xăng dầu. Liệu có thể gọi đó là cạnh tranh và người tiêu dùng trong nước đã thực sự được hưởng cơ chế cạnh tranh như Chính phủ kỳ vọng khi áp dụng chính sách "thả nổi" giá xăng dầu?
Một nhà phân tích kinh tế nói rằng, Việt
Một chục DN đầu mối như hiện nay chưa thể làm "dấy lên" một cuộc cạnh tranh thực sự, vì hầu hết là DN nhà nước. Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, trong một cuộc họp với các cửa hàng kinh doanh xăng dầu phía
Tương tự, trong một cuộc họp với các nhà đầu tư nước ngoài được tổ chức hồi đầu tháng 7 ở TP.HCM, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói, Việt Nam đã chấp thuận mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào 10/11 lĩnh vực mặt hàng, dịch vụ mà WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) qui định cho thành viên mới. Tuy nhiên, ông cũng cho biết, trong số những lĩnh vực này không có xăng dầu.
Như thế, một khi chưa có cạnh tranh thực sự trong kinh doanh xăng dầu, thì có nghĩa người tiêu dùng vẫn luôn luôn được "hưởng" cái mức gía "kịch trần" mà thôi...
· Minh Quang