221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
457618
Tôm VN sẽ bị ảnh hưởng sau 1 tuần DOC phán quyết
1
Article
null
Tôm VN sẽ bị ảnh hưởng sau 1 tuần DOC phán quyết
,

(VietNamNet) - Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Thương mại), khi trao đổi với PV.TTXVN, nói: "Tôi hy vọng DOC sẽ xem xét lại kỹ lưỡng, thận trọng mức thuế và đảm bảo vụ điều tra chống bán phá giá được giải quyết một cách công bằng, không phân biệt đối xử".

Nhiều DN chế biến tôm Việt Nam vẫn cam kết mua hết nguyên liệu cho bà con ngư dân. Ảnh HÀ YÊN.

Theo bà Loan, Bộ Thương mại rất "lấy làm tiếc và quan ngại sâu sắc" trước phán quyết sơ bộ của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC). "Chúng tôi khẳng định một lần nữa Việt Nam không bán phá giá, và việc đánh thuế với bất cứ mức nào cũng là thể hiện một chính sách thương mại không công bằng. Điều đó đi ngược lại với chính sách tự do hóa thương mại mà Hoa Kỳ đã từng tuyên bố", bà Loan khẳng định.

Bộ Thương mại cho rằng, quyết định sơ bộ của DOC đã có những tác động tiêu cực tới ngành công nghiệp tôm Việt Nam, nền kinh tế quốc gia, và đời sống của 3 triệu người nông dân nghèo Việt Nam. Các công ty Việt Nam đã thiết lập nên một ngành nuôi trồng thủy sản hiện đại, năng suất cao, dựa vào lợi thế về nguồn lực địa lý và lực lượng lao động. Nông dân Việt Nam nuôi tôm ở các trang trại hiện đại. Những trang trại này có thể cung ứng tôm ổn định trong suốt cả năm, trong khi các nhà sản xuất tôm của Hoa Kỳ chỉ dựa vào đánh bắt tự nhiên và theo mùa vụ. Đó là lý do tại sao Việt Nam có thể xuất khẩu sản phẩm tôm vào thị trường Hoa Kỳ với mức giá hợp lý.

"Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, nếu Bộ Thương mại Hoa Kỳ điều tra một cách công bằng, các công ty Việt Nam sẽ tránh khỏi bị buộc tội bán phá giá", bà Loan nói.

Đối với 17/34 DN Việt Nam đã tự nguyện trả lời các câu hỏi của DOC nhưng không được hưởng mức thuế riêng rẽ 16,01%, mà phải chịu thuế 93,13%, theo Bộ Thương mại, là quyết định không công bằng, không phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của những DN độc lập Việt Nam. Bà Loan hy vọng, DOC sẽ xem xét lại kỹ lưỡng, thận trọng vấn đề này và đảm bảo vụ điều tra chống bán phá giá được giải quyết một cách công bằng, không phân biệt đối xử. Các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam đang hoạt động hoàn toàn độc lập, theo một cơ chế chi phí hiệu quả được minh chứng thông qua mức giá xuất khẩu cạnh tranh. Qua đó, DOC sẽ đưa ra quyết định cuối cùng một cách chính xác, khách quan và công bằng hơn.

Trước đó, trong quyết định sơ bộ của DOC công bố ngày 6/7, 4 bị đơn bắt buộc của Việt Nam sẽ bị áp các mức thuế: XNK Thủy sản Minh Phú 14,89%; Kim Anh 12,11%; CP Thủy sản Minh Hải 18,68%; Chế biến thủy sản và XNK Cà Mau (Camimex) 19,60%. Mức thuế áp với các DN diện bị đơn tự nguyện là trung bình cộng của 4 bị đơn bắt buộc: 16,11%. Các DN chế biến tôm khác sẽ chịu mức thuế cao nhất là 93,13%. Cũng theo thông báo này, các DN Việt Nam sẽ không bị đánh thuế hồi tố cho các lô hàng đã xuất khẩu sang Mỹ.

Như vậy, khi phán quyết sơ bộ được đăng tải trên tờ Federal Register, Hải quan Hoa Kỳ sẽ bắt đầu ngừng việc thông quan nhập khẩu hàng hóa nêu trên và sẽ thu phiếu nợ hay tiền tạm ứng từ nhà nhập khẩu dựa trên biên phá giá do Bộ Thương mại đưa ra trong phán quyết sơ bộ của mình. Bất kỳ lô hàng tôm nào của Việt Nam nhập vào Hoa Kỳ, sau khi DOC công bố quyết định sơ bộ, sẽ phải nộp các khoản ký quỹ thuế chống phá giá ngoài thuế nhập khẩu thông thường. Như vậy, chỉ sau khi có phán quyết sơ bộ khoảng một tuần, việc kinh doanh, XNK tôm của các DN Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng.

Tổng Thư kí Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Nguyễn Hữu Dũng cho biết, hôm nay (9/7), Ủy ban tôm VASEP sẽ họp với các luật sư để soạn thảo bản góp ý gửi DOC, trong đó phản ánh ý kiến của Việt Nam về cách tính toán và chính sách thuế suất riêng biệt bất hợp lý của phía Mỹ.

  • H.Y

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,