221
2122
Môi trường
moitruong
/khoahoc/moitruong/
912302
Mêkông: Một trong 10 dòng sông có nguy cơ cạn kiệt
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
Mêkông: Một trong 10 dòng sông có nguy cơ cạn kiệt
,

(VietNamNet)- Trong 10 dòng sông đang cạn kiệt nhanh chóng thì châu Á có tới 5, trong đó có sông Mêkông. Đây là minh chứng cho sự khủng hoảng nước sạch được cảnh báo từ nhiều năm nhưng...bị làm ngơ!

>>Cả nhân loại đang thiếu nước!>>

Mekonghoanghon.jpg

Cảnh hoàng hôn trên sông Mê Kông (Ảnh trích từ Wikipedia)

Tổ chức Bảo tồn toàn cầu (WFF) vừa phát hành bản báo cáo về Top 10 dòng sông trên thế giới đang bị đe doạ nhằm hướng tới ngày Nước sạch toàn cầu (22/3).

5 trong 10 dòng sông được liệt kê trong bản báo cáo là ở Châu Á: đó là sông Dương Tử, Mekông, Salween, Ganges và Indus. Ở châu Âu thì có sông Danube, Châu Mỹ có sông La Plata và Rio/Grande/Rio Bravo, Châu Phi có sông Nile - Hồ Victoria và Châu Úc có sông Murray-Darling. Trong 10 dòng sông đang cạn kiệt nhanh chóng thì châu Á có tới 5, trong đó có sông Mêkông.

Nguyên nhân do khí hậu thay đổi, ô nhiễm và các đập ngăn nước. Đây cũng là minh chứng cho sự khủng hoảng nước sạch đã được cảnh báo từ nhiều năm nhưng báo động này bị làm ngơ.

10 dòng sông này đang cạn kiệt nhanh chóng do khí hậu thay đổi, ô nhiễm và các đập ngăn nước. Theo ông Jamie Pittok, Giám đốc chương trình Nước sạch Toàn cầu của WWF, những dòng sông trong bản báo cáo này là minh chứng cho sự khủng hoảng nước sạch đã được cảnh báo từ nhiều năm nhưng ’’báo động này bị làm ngơ!’’

’’Khủng hoảng nước sạch lớn gấp nhiều lần so với 10 dòng sông được liệt kê trong bản báo cáo, nó phản ánh việc mở rộng phát triển không ngừng đang làm nguy hại đến thiên nhiên để thoả mãn được những nhu cầu gia tăng của con người”- ông Pittock nhấn mạnh.

Theo Wikipedia, sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới. Tính theo độ dài nó đứng thứ 12 trên thế giới (thứ 7 tại châu Á), còn tính theo lưu lượng nước nó đứng thứ 10 trên thế giới (lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 tỷ m³). Lưu lượng trung bình 13.200 m³/s, vào mùa nước lũ có thể lên tới 30.000 m³/s. Lưu vực của nó rộng khoảng 795.000 km² (theo số liệu của Ủy ban sông Mê Kông) hoặc hơn 810.000 km² (theo số liệu của Encyclopaedia Britannica 2004). Từ Tây Tạng nó chảy qua tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Theo đó, các quy hoạch không đáng kể và phương án bảo vệ không tương xứng đối với các khu vực tự nhiên đồng nghĩa với việc nguồn nước ngọt cạn dần.

Những con đập dọc sông Danube, một trong những dòng sông dài nhất Châu Âu đã phá huỷ khoảng 80% diện tích đất ngập nước và đất ngập lũ của lưu vực sông.

Thậm chí, không cần việc nhiệt độ ấm dần lên đang đe doạ làm tan chảy dòng sông băng Himalayan, sông Indus đang phải đối diện với sự khan hiếm nước do việc khai thác nông nghiệp quá mức.

Số lượng loài cá, nguồn cung cấp protein hàng đầu và bao gồm một hệ thống hỗ trợ cho hàng trăm nghìn cộng đồng cư dân trên thế giới cũng đang bị đe doạ.

Bản báo cáo của Tổ chức Bảo tồn toàn cầu kêu gọi các chính phủ hãy có những biện pháp bảo vệ tốt hơn cho dòng chảy của các con sông và sự phân phối nước ngọt nhằm bảo vệ môi trường sống và đời sống kinh tế của người dân.

Bảo vệ các dòng sông và khu đất ngập nước cần phải được coi là một phần của sự thành công về mặt an ninh, y tế và kinh tế quốc gia; Cần phải nhấn mạnh vào cách sử dụng nước để trồng hoa màu và sản xuất sao cho tiết kiệm nhất; Những bản thoả thuận hợp tác về quản lý chia sẻ nguồn tài nguyên như Hiệp định các dòng sông của Liên hiệp quốc cần phải được thông qua và hỗ trợ cho những hiệp định này để có thể thực hiện được.

  • Kiều Minh






     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,