Theo Viện Chính sách Trái Đất (Mỹ), việc tiêu thụ nước đóng chai đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho hệ sinh thái toàn cầu.
Nước đóng chai đã đượ tiêu thụ hơn gấp đôi trong 6 năm vừa qua.
Dưới tấm bảng thông báo "Rác nhựa (plastic) có thể gây hại đến chất lượng môi trường" là... một đống rác nhựa! Ảnh do một du khách chụp tại một nước châu Á vào tháng 10/2005. Ảnh này đã được xử lý để phóng to bảng thông báo. Xem ảnh gốc bên dưới. (Nguồn: http://www.royby.com/pop_ups/plastic_waste.html) |
Nguyên nhân khiến cho nước đóng chai đe dọa hệ sinh thái toàn cầu là do vỏ chai nước thường được làm bằng chất dẻo khó phân hủy. Từ đó, phát sinh nguy cơ gây hại đối với môi trường.
Dưới tấm bảng thông báo "Rác nhựa (plastic) có thể gây hại đến chất lượng môi trường" là... một đống rác nhựa! Theo các nhà nghiên cứu, phải mất tới 1.000 năm, số vỏ chai rác hiện nay mới có thể phân huỷ hết sau khi được chôn xuống đất.
Cũng theo kết quả nghiên cứu trên, sự phát triển của ngành sản xuất nước đóng chai đã gây ra tình trạng thiếu nước tại một số khu vực.
Ấn Độ là một ví dụ điển hình, nơi mà việc sản xuất nước khoáng và nước ngọt của hãng Cô-ca Cô-la đã khiến cho hơn 50 ngôi làng bị thiếu nước sinh hoạt.
Trong khi đó, theo một nguồn số liệu khác, trung bình mỗi năm ở Anh, các hộ gia đình thải ra 440 chai nhựa. Trong số đó, chỉ có 24 chai nhựa được tái chế.
Riêng trong năm 2003, chỉ riêng nước nước Anh không thôi đã dùng cả thảy... 486 triệu chai nhựa (tương đương 24.300 tấn nhựa)!
-
Theo TTXVN