221
2122
Môi trường
moitruong
/khoahoc/moitruong/
553252
Indonesia: Tê giác Sumatra kêu cứu
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
Indonesia: Tê giác Sumatra kêu cứu
,

Hoạt động săn bắn trái phép đã đẩy tê giác Sumatra ở Indonesia, loài bị đe doạ nhiều nhất trong số các loài tê giác trên thế giới, tới bờ vực tuyệt chủng.

Soạn: AM 216024 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Mẹ con tê giác Sumatra.

Theo Nur Azman thuộc Vườn quốc gia Kerinci Seblat, hiện chỉ còn khoảng 3-5 con tê giác trong công viên và loài này sẽ nhanh chóng biến mất nếu hoạt động săn bắn không được chặn đứng ngay lập tức.

Agus Priambudi, một quan chức bảo tồn khác, cho biết, các nhà chức trách đang nỗ lực chặn đứng tình trạng săn bắn trộm tràn lan trong vườn quốc gia này. Ông nói: ''Chúng tôi đang gặp khó khăn trong việc ngăn chặn thợ săn địa phương giết tê giác bởi họ nhận được nguồn tài chính từ Jakarta và các thành phố khác ở Sumatra''. Để cứu số tê giác Sumatra trên, ông nói rằng các quan chức vườn quốc gia đang hợp tác với một tổ chức phi chính phủ chuyển chúng tới địa điểm an toàn hơn tại Vườn quốc gia Way Kambas.

Theo Tổ chức Tê giác Quốc tế, tê giác Sumatra, còn được gọi là tê giác rậm lông, có lẽ là loài tê giác bị đe dọa nhiều nhất. Số lượng của chúng đã giảm hơn 50% do bị săn bắn trộm trong vòng 15 năm qua. Hiện còn chưa tới 300 con tê giác Sumatra sống sót theo những nhóm nhỏ và phân tán tại Đông Nam Á. Chúng tập trung chủ yếu ở Indonesia và Malaysia. Vẫn chưa có dấu hiệu số lượng loài này tăng lên hay đang ở mức ổn định.

Có 3 loài tê giác châu Á: tê giác một sừng lớn, tê giác Java và tê giác Sumatra. Tất cả đều phải đối mặt với những mối đe dọa tương tự trong thiên nhiên và hiện chỉ còn chưa tới 3.000 con. Cũng giống như tê giác trắng miền bắc ở châu Phi, chúng bị giết chỉ để lấy sừng. Sừng tê giác có giá trị cao, được sử dụng làm cán dao găm tại một số quốc gia Trung Đông. Nhu cầu về sừng tê giác rất lớn tại Viễn Đông, nơi chúng được tán và sử dụng trong một số bài thuốc truyền thống.

Theo Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), đàn tê giác Việt Nam chỉ còn khoảng 5 - 6 con, sống ven sông Đồng Nai, nơi tiếp giáp ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước. Đó là loài thú một sừng đặc hữu quý hiếm nhất thế giới, có tên khoa học Rhinoceros Sondaicus Annamiticus, cùng nhánh với tê giác Java.

  • Minh Sơn (Tổng hợp)
     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,