Top 10 pháo đài bay của mọi thời đại
Pháo đài bay Boeing B-17
Năm 1937 công ty sản xuất máy bay Boeing của Mỹ chế tạo chiếc máy bay ném bom đầu tiên được làm hoàn toàn bằng kim loại với 4 động cơ, đó là chiếc máy bay huyền thoại
Pháo đài bay B-17. Được trang bị 13 khẩu súng máy, và khả năng tải trung bình hơn 2.700kg bom, Pháo đài B-17 đã cho quân Đức những ngày khốn đốn. Tham gia những cuộc đột kích ban ngày với đội hình bay lên đến 1.000 chiếc, những chiếc B-17 đã oanh tạc các mục tiêu phòng thủ kiên cố nhất được bố trí khắp châu Âu. Các phi công Mỹ cùng những chiếc B-17 của họ đã góp phần quan trọng trong việc phá hủy cỗ máy chiến tranh Đức quốc xã, nhờ đó xoay chuyển cục diện của cuộc chiến tại châu Âu lúc bấy giờ.
Sức mạnh của Handley Page 0/100 nằm ở 2 động cơ Rolls Royce với vận tốc 127km/h. Chiếc máy bay với sải cánh 30m này có thể tải hơn 900kg bom, và đạt độ chính xác đáng chú ý. Sau chiến tranh, loại máy bay này được chuyển đổi và đưa vào phục vụ cho công ty khai thác hàng không dân dụng đầu tiên ở châu Âu.
Với thiết kế linh hoạt, Ju-88 khá đa năng, nó được sử dụng như máy bay ném bom, máy bay ném bom bổ nhào, máy bay ném bom phóng ngư lôi, máy bay tiêm kích hạng nặng và máy bay chiến đấu ban đêm. Mặc dù có trọng lượng lớn hơn một số loại khác, nhưng Ju-88 lại là loại máy bay oanh tạc nhanh nhất của quân Đức lúc bấy giờ. Được trang bị 7 khẩu súng máy 303 và trọng tải hơn 3,6 tấn, những chiếc Ju-88 thật sự là những chiến binh đáng gờm.
Tu-95 sử dụng bốn động cơ tuốc bin cánh quạt Kuznetsov, mỗi chiếc có hai cánh quạt quay ngược chiều và hiện vẫn là chiếc máy bay cánh quạt có tốc độ cao nhất đang hoạt động. Chiếc máy bay ném bom tầm xa khổng lồ này của Nga có thể chứa đến 4 quả bom hạt nhân và bay suốt chặng đường từ Nga tới Mỹ. Ra mắt tại triển lãm hàng không Moscow năm 1955, mẫu máy bay này đã khiến các nhà chiến lược Mỹ tin rằng có một khoảng cách khá xa trong công nghệ chế tạo máy bay ném bom của Nga và Mỹ.
Hiện tại, Tu-95 vẫn còn đang hoạt động và dự kiến sẽ tiếp tục hoạt động trong Không quân Nga ít nhất tới năm 2040.
Boeing B-47 Stratojet
Máy bay ném bom phản lực Boeing B-47 Stratojet là một kiểu máy bay tầm trung có tải trọng bom trung bình, có khả năng bay nhanh ở tốc độ cận âm, được thiết kế chủ yếu để xâm nhập lãnh thổ Liên Xô. Một sáng chế quan trọng trong thiết kế máy bay phản lực thời kỳ hậu Thế chiến thứ hai. Thế nhưng, ở thời điểm mới xuất hiện, thiết kế của nó đã không làm hài lòng các quan chức không quân và ngay cả nhiều nhân viên Boeing cũng hoài nghi về thiết kế của mẫu máy bay này.
B-47 sử dụng công nghệ cánh cụp ra sau và càng má có 3 bánh – thiết kế lạ lẫm này khiến nhiều người cho rằng nó chỉ dừng lại ở giới hạn phục cho nghiên cứu và thử nghiệm. Nhưng thực tế đã chứng minh rằng, khả năng của B-47 vượt xa các mẫu máy bay có thiết kế “bình thường” đương thời. Chỉ vài năm sau đó, B-47 đã trở thành loại máy bay oanh tạc chính trong Bộ tư lệnh không quân chiến lược của Hoa Kỳ với số lượng được sản xuất lên đến hơn 2.000 chiếc.
Avro Lancaster
Avro Lancaster là 1 trong 3 kiệt tác của người Anh (Avro Lancaster, Spitfile và Mosquito). Nếu B-17 của Mỹ hoạt động hiệu quả vào ban ngày, thì Avro Lancaster là vô địch đi đêm. Hàng đêm, Avro Lancaster dội những cơn mưa bom lên đến hàng triệu quả. Người Anh gọi nó là "Chúa tể bóng đêm". Avro Lancaster là loại máy bay duy nhất của Anh có thể mang các loại bom "Tallboy" 5,5 tấn và "GrandSlam" 10 tấn - đây là loại bom lớn nhất được sử dụng trong Thế chiến thứ hai, và Avro Lancaster đã ném tất cả 41 quả loại này xuống nước Đức. Chính các phi đội Avro Lancaster đã đánh đắm chiến hạm Tirpitz và phá hủy 2 đập nước Moehne, Eder của Đức khi oanh tạc bằng "bom xoay" - loại này được thiết kế để lao đi trong nước trước khi chìm xuống và phát nổ ở chân đập nước. Nhưng những chiến công oanh liệt của các phi đội tên tuổi này cũng có cái giá khá đắt: hơn 55.000 phi công cùng các thành viên phi hành đoàn đã thiệt mạng.
Còn có biệt danh là “Wooden Wonder” (kỳ quan bằng gỗ), chiếc Mosquito có lẽ là mẫu máy bay đa dụng nhất hoạt động trong Thế chiến thứ hai, và khi thực hiện chức năng như một máy bay oanh tạc thì nó là chiếc bay nhanh nhất. Được thiết kế và chế tạo hầu hết bằng gỗ nên nó hầu như qua mặt tất cả các loại radar dò tìm. Ngoài ra, nhờ vào tốc độ nhanh như gió nên nó không cần trang bị vũ khí phòng thủ, bởi vì nó có thể chạy thoát trước mọi cuộc săn đuổi của địch thủ. Với tải trọng hơn 900kg (sau này được nâng cấp lên hơn 1.800kg) và khả năng bay từ độ cao 3m cho đến hơn 9.500m, nó có thể tấn công hầu như mọi căn cứ của kẻ thù. Đã có khoảng 40 phiên bản Mosquito được sử dụng trong Thế chiến thứ hai.
Siêu pháo đài Boeing B-29
Siêu pháo đài bay B-29 là một trong những máy bay lớn nhất tham gia Thế chiến thứ hai. Nó là máy bay ném bom hiện đại nhất thời đó với buồng lái có điều áp, hệ thống điều khiển vũ khí tập trung và các ụ súng máy điều khiển từ xa. Máy bay được thiết kế để ném bom ban ngày ở độ cao lớn, nhưng thực tế được huy động nhiều hơn cho các nhiệm vụ ném bom cháy ban đêm ở tầm thấp. B-29 là máy bay chủ lực thực thi chiến dịch ném bom tàn phá Nhật Bản trong những tháng cuối Thế chiến thứ hai và đây cũng là loại máy bay dùng để ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Không như nhiều máy bay ném bom khác, B-29 tiếp tục phục vụ khá lâu sau khi chiến tranh chấm dứt, một số được sử dụng làm trạm phát truyền hình di động cho hệ thống Stratovision. Cho đến khi ngừng sử dụng vào những năm 1960, có khoảng 3.900 máy bay B-29 được xuất xưởng.
N.G B-2 còn được biết với tên gọi oanh tạc cơ tàng hình. Đây là mẫu máy bay ném bom hạng nặng được Mỹ chế tạo, ứng dụng công nghệ tàng hình tiên tiến nhằm mục đích xâm nhập vào các hệ thống phòng thủ nghiêm ngặt nhất, với khả năng triển khai cả vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân. Giá cả trung bình để chế tạo và vận hành một chiếc N. G B-2 là 2,1 tỉ USD (vào thời điểm 1997). Do có giá quá đắt nên chỉ có 20 chiếc B-2 được sản xuất và phục vụ trong Không quân Mỹ. Mặc dù được thiết kế từ những năm 80 cho Chiến tranh lạnh, nhưng đến năm 1999 những chiếc B-2 mới được đưa vào sử dụng tại chiến tranh Vùng Vịnh để ném bom xuống Serbia. Sau đó, B-2 tiếp tục phục vụ Không quân Mỹ trong các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Năm 2008, một chiếc B-2 bị rơi ngay sau khi cất cánh, phi hành đoàn 2 người đã thoát ra ngoài an toàn. Đây cũng là mẫu máy bay bị nhiều người nhầm tưởng là UFO nhất.
Boeing B-52 Stratofortress là máy bay ném bom phản lực được Không quân Mỹ sử dụng từ năm 1955, thay thế cho các kiểu Convair B-36 và Boeing B-47. Đây là loại máy bay ném bom tầm xa có khoảng thời gian bay mà không cần tiếp nhiên liệu dài nhất và mang được đến 27 tấn vũ khí. Những tính năng bay xuất sắc ở tốc độ cận âm và chi phí vận hành tương đối rẻ đã duy trì chiếc B-52 trong phục vụ một thời gian dài cho dù đã có những đề nghị thay thế nó bằng kiểu máy bay siêu âm Mach 3 XB-70 Valkyrie, kiểu siêu âm B-1B Lancer, và kiểu tàng hình B-2 Spirit. Đến tháng 1 năm 2005, nó trở thành kiểu máy bay thứ hai, sau chiếc English Electric Canberra, có lịch sử 50 năm phục vụ liên tục trong một lực lượng quân sự.
- Cao Nguyên (Theo Discovery và wikipedia)