Chùm ảnh trăng sao ấn tượng nhất trong tuần

Cập nhật lúc 20:05, 01/11/2010 (GMT+7)

Trang National Geographic vừa cho đăng tải những bức ảnh không gian ấn tượng về cuộc tự sát của một sao chổi, cực quang uốn lượn như dòng sông màu sắc trên bầu trời,...

Một cực quang màu xanh tuyệt đẹp dường như uốn lượn như dòng sông bên trên đảo Troms của Na Uy. Cực quang được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên của Trái đất. Các cực quang mạnh nhất thường diễn ra sau sự phun trào hàng loạt của Mặt trời. Các dải sáng này liên tục chuyển động và thay đổi làm cho chúng trông giống như những dải lụa màu trên bầu trời.  (Ảnh: Thilo Bubek)
Một cực quang màu xanh tuyệt đẹp dường tựa như dòng sông uốn lượn bên trên đảo Troms của Na Uy. Cực quang được sinh ra do tương tác giữa các hạt mang điện từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên Trái đất. Các cực quang mạnh nhất thường diễn ra sau sự phun trào hàng loạt của Mặt trời. Các dải sáng này liên tục chuyển động và thay đổi làm cho chúng trông giống như những dải lụa màu trên bầu trời. (Ảnh: Thilo Bubek)
Bụi và khí bao quanh chòm sao Arches, nơi được coi là có mật độ sao mới sinh dày đặc nhất trong dải Ngân hà. (Ảnh: NASA)
Bụi và khí bao quanh chòm sao Arches, nơi được coi là có mật độ sao mới sinh dày đặc nhất trong dải Ngân hà. (Ảnh: NASA)
Trăng tỏa sáng phía trên tàu vũ trụ Discovery tại Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida, Mỹ. (Ảnh NASA)
Trăng tỏa sáng phía trên tàu vũ trụ Discovery tại Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida, Mỹ. (Ảnh NASA)
’Một
Một đêm tháng 10 không trăng phía trên sa mạc Atacama, phía bắc Chile đã giúp nhiếp ảnh gia Stéphane Guisard ghi lại bức ảnh toàn bầu trời không bị "ô nhiễm ánh sáng" này. Ngoài số lượng sao không xác định, bức ảnh này hé lộ các đám mây Magellan lớn và bé, hệ thống thiên hà vệ tinh của Ngân Hà cũng như điểm sáng của sao Mộc (bên phải). (Ảnh TWAN)
Bức ảnh ghi lại cảnh một sao chổi gần như tự sát khi  lao vào mặt trời. (Ảnh: NASA).
Bức ảnh ghi lại cảnh một sao chổi gần như tự sát khi lao vào mặt trời. (Ảnh: NASA).
Các từ trường nhảy đan móc quanh mặt trời. (Ảnh: NASA)
Các từ trường nhảy đan móc quanh mặt trời. (Ảnh: NASA)
Các tầng đá màu sáng nằm xen kẽ với lớp vật chất sẫm màu hơn trong hố Holden trên sao Hỏa. Chúng được cho là kết quả của một trận lụt lớn khi nước chọc thủng miệng hố Holden.  (Ảnh NASA)
Các tầng đá màu sáng nằm xen kẽ với lớp vật chất sẫm màu hơn trong hố Holden trên sao Hỏa. Chúng được cho là kết quả của một trận lụt lớn khi nước chọc thủng miệng hố Holden. (Ảnh NASA)
Giống như đèn sàn nhảy, chòm sao hình cầu NGC 1806 nằm trong đám mây Magellan lớn - một thiên hà vệ tinh thuộc Ngân hà của chúng ta, tỏa sáng lung linh. (Ảnh: NASA)
Giống như đèn sàn nhảy, chòm sao hình cầu NGC 1806 nằm trong đám mây Magellan lớn - một thiên hà vệ tinh thuộc Ngân hà của chúng ta, tỏa sáng lung linh. (Ảnh: NASA)

  • Thanh Bình (sưu tầm)

Các tin khác