Chế tạo máu nhân tạo từ tế bào da

Cập nhật lúc 09:38, 15/11/2010 (GMT+7)

Bệnh nhân có thể được tiếp máu tạo ra từ chính các tế bào da của họ, theo một nghiên cứu mới được công bố của các nhà khoa học thuộc trường Đại học McMaster (Canada).

Việc tạo ra các tế bào máu trực tiếp từ các tế bào da sẽ giúp chấm dứt tình trạng khán hiếm trong ngân hàng máu của các bệnh viện do thiếu người hiến máu. Ảnh: Rex.
Việc tạo ra các tế bào máu trực tiếp từ các tế bào da sẽ giúp chấm dứt tình trạng khán hiếm trong ngân hàng máu của các bệnh viện do thiếu người hiến máu. Ảnh: Rex.

Nghiên cứu mang tính đột phát của các nhà khoa học người Canada có thể mở ra triển vọng ứng dụng rộng rãi việc tạo ra máu từ chính tế bào của bệnh nhân, giúp chấm dứt tình trạng khán hiếm trong ngân hàng máu của các bệnh viện do thiếu người hiến máu.

Nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học McMaster đã lấy các tế bào da của những người trưởng thành ở nhiều độ tuổi khác nhau và tế bào da của những trẻ sơ sinh. Sau đó, họ tiến hành tiêm protein và các phân tử DNA của một tế bào máu vào các tế bào da, khiến các tế bào này biến đổi thành các tế bào máu.

Trong những nghiên cứu khác trước đây, các nhà khoa học đã thành công trong việc tạo ra các tế bào máu từ tế bào gốc của phôi thai. Nhưng nghiên cứu mới nhất này cho thấy, các tế bào máu có thể được tạo ra trực tiếp từ các tế bào da. Phương pháp này có ưu điểm là có khả năng tạo ra các tế bào máu trưởng thành và có đặc điểm giống hệt các tế bào máu hiện tại của bệnh nhân.

Hiện nay, các nhà khoa học đang tiến thành thử nghiệm nghiên cứu nói trên ở các bệnh nhân bị bệnh ung thư máu. Kết quả của cuộc thử nghiệm sẽ được đánh giá vào năm 2012. Nếu kết quả thử nghiệm khả quan, phương pháp tạo máu mới này có thể được áp dụng tại các bệnh viện trong những năm tới.

Báo Daily Mail dẫn lời Tiến sĩ Mick Bhatia, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi đang tiến hành thử nghiệm trên những bệnh nhân bị bệnh bạch cầu. Các tế bào da được lấy từ những bệnh nhân này có thể được biến đổi thành các tế bào máu khỏe mạnh. Các tế bào máu này sẽ được sử dụng để thay thế cho các tế bào bạch cầu”.

Nghiên cứu này được tiến sĩ Lesley Walker, thuộc Viện nghiên cứu ung thư Anh, đánh giá rất cao: “Đây là một bước tiến quan trọng trong việc điều trị bệnh ung thư. Chúng tôi hy vọng phương pháp tạo máu mới này sẽ sớm được áp dụng trong thực tế”.

  • Hà Hương

Các tin khác