Trong phần trước chúng tôi đã đề cập đến chuyện những người ngoài hành tinh với một nền văn minh tiến bộ hơn chúng ta rất nhiều, có thể sẽ là những kẻ xâm chiếm và hủy diệt trái đất. Cũng có người đặt câu hỏi ngược lại là, biết đâu họ lại là những sinh vật hiền lành, thân thiện và chúng ta nên kết bạn với họ.
Và thực sự, nếu đó là những kẻ muốn thôn tính Trái đất, việc tiếp xúc alien là không tránh khỏi
Một đoạn trích trong New Scientist nói rằng chúng ta vô tình tiết lộ sự hiện diện của mình trong 60 năm qua với truyền hình, phát thanh và tín hiệu radar. Từ thời điểm của những tập đầu bộ phim I Love Lucy, sóng truyền hình đã quét qua hơn 6.000 hệ thống sao và đang chạm đến những “khán giả” mới với tỷ lệ 1 hệ sao mỗi ngày.
Tín hiệu rò rỉ đã lan đi rất xa qua các hệ sao, nếu văn minh ngoại lai đi trước chúng ta 1 – 2 thế kỉ, họ đã có thể phát hiện chúng - Ảnh: NASA. |
Nếu người ngoài hành tinh có thật, những tín hiệu sẽ vươn tới họ. Phát hiện những bức xạ rò rỉ này sẽ không khó. Mặc dù cường độ sóng giảm theo bình phương khoảng cách nhưng ngay cả những người ngoài hành tinh gần nhất - cách chúng ta 1.000 năm ánh sáng cũng có thể phát hiện, miễn là kĩ thuật ăng-ten của họ đi trước chúng ta 1 – 2 thế kỉ.
Điều này khiến những đề xuất cấm các tín hiệu mạnh hơn tín hiệu rò rỉ 1 cách chủ ý cũng trở nên vô nghĩa. Theo các nhà khoa học, chỉ một xã hội ở mức độ phát triển như Trái đất mới không bắt được sóng rò rỉ từ TV, radio hay radar mà phải cần đến tín hiệu phát có chủ ý. Và một xã hội như vậy thì không có gì đe dọa Trái đất cả.
Cũng theo Shostak, một nền văn minh ngoài hành tinh tiến bộ hơn con người có thể sử dụng ngôi sao của chính họ như một vật thể thiên văn có tác dụng như thấu kính tiếp nhận ánh sáng của các vật thể từ xa chiếu tới (gravitational lens) để quan sát Trái đất.
Liệu một nền văn minh ngoại lai tiên tiến thân thiện hay có tính chất diệt chủng là một câu hỏi khác của cuộc tranh cãi. Một số nhà khoa học, cũng như nhà vật lý thiên văn Eric Chaisson, cho rằng một nền văn minh tồn tại đủ lâu để có thể du hành qua các vì sao đã phải tiến hóa trong khái niệm chiến tranh hoặc nền văn minh đó đã phải tự diệt vong trước khi đạt đến ngưỡng phát triển như vậy.
Mặc dù lo ngại của nhà vật lý Stephen Hawking là có cơ sở nhưng nhân loại vẫn mong mỏi gặp được những người bạn ngoài hành tinh thân thiện và sẵn sàng chia sẻ tri thức về vũ trụ - Ảnh: Internet. |
Một số khác tranh luận rằng, bởi vì rất có khả năng người ngoài hành tinh không chỉ biết về chúng ta mà còn đủ quyền năng để tàn sát nhân loại nếu họ muốn thì thật vô ích khi không giao tiếp với họ. Cũng như nhà vật lý thiên văn Ethan Siegel viết trên blog của mình như sau:
Tại sao phải hình dung về những kẻ ngoại lai đầy ác tâm? Tàn phá nhân loại có thể giống như triệt hạ một tập đoàn vi khuẩn chỉ bằng một cú đá vào chúng. Trình độ kỹ thuật của họ ít nhất phải bỏ xa chúng ta hàng trăm hay hàng chục ngàn năm. Cũng giống như sức mạnh quân sự hiện đại của chúng ta so với thời Napoleon, vậy thì đạo quân hùng hậu nhất của vị vua này cũng chỉ có thể cầm cự được vài tuần mà thôi.
Thế nhưng điều làm tôi khó chịu nhất là sự hèn nhát đằng sau một quan điểm cho rằng chúng ta không nên gặp gỡ những người bạn trong vũ trụ. Nó giống như không phủ nhận phần tốt nhất trong bản chất con người: lòng can đảm, tinh thần khám phá, sự khao khát học hỏi, sự tò mò và mơ ước trải nghiệm tất cả những gì cuộc sống có.
Tôi đầy hăng hái, nhiệt tình. Tôi muốn gặp họ. Tôi muốn biết câu trả lời cho những câu hỏi. Tôi nghĩ rằng rất ít khả năng có một nền văn minh khác trong cách chúng ta trong vòng một trăm triệu năm ánh sáng. Nhưng nếu có, tôi sẽ cố gắng tìm kiếm họ.
-
Chi Giao (Theo Discovery)