221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1290536
Động vật nhỏ bé và những vết cắn chí mạng (tiếp theo)
0
Photo
null
Động vật nhỏ bé và những vết cắn chí mạng (tiếp theo)
,

Nhân câu chuyện đang râm ran - bọ xít hút máu - mọi người cũng nên biết thêm rằng: mặc dù nhỏ bé song nhiều loại động vật cũng thực sự là nỗi kinh hoàng cho những người được chúng "đến thăm"...

TIN LIÊN QUAN

7. Kiến lửa

Mô tả ảnh.
Kiến lửa rất hung dữ khi bị xâm phạm lãnh thổ

Kiến lửa là một trong những loài kiến phổ biến ở Việt Nam nói riêng và các quốc gia trong khu vực Đông Nam nói chung. Chúng thường làm tổ ở những gò đất hay các lỗ hổng trong tường nhà và rất hung hãn khi bị “làm phiền”. Kiến lửa tấn công kẻ thù bằng cách dùng hàm bám chặt lên da rồi lấy ngòi bơm liên tiếp nọc độc vào cơ thể kẻ thù và chúng có thể tiêm nọc độc nhiều lần vào con mồi.

Mô tả ảnh.
Vết đốt của kiến lửa thường mưng mủ, đau nhức và ngứa

Những vết đốt của kiến lửa thường sưng đỏ giống như bị ong đốt. Ngoài ra, chúng cũng đau nhức và mưng mủ tại vị trí bị đốt. Người bị đốt nên sử dụng khăn lạnh để chườm hoặc uống thuốc giảm đau. Nếu bị nhiều kiến lửa đốt một lúc thì cơ thể con người có thể gặp phải các triệu chứng như chóng mặt, run rẩy, buồn nôn,… thậm chí là các biểu hiện nguy hiểm hơn nữa, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, trong trường hợp này thì nên đến bác sĩ để nhận được sự khám chữa và chăm sóc kịp thời.

8. Bọ Chigger

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Bọ Chigger và những vết cắn mà chúng gây ra

Với kích thước rất nhỏ (chỉ vào khoảng 1/150 của 1 inch tương đương với 1/50 của 2,54cm) song bọ chigger gây ra những vết cắn rất ngứa. Vết cắn thường ngứa đỉnh điểm sau thời điểm bị cắn 1 – 2 ngày. Khi đã đủ lớn, bọ chigger dời khỏi da người và để lại những vết mẩn đỏ, rất ngứa, dễ bị lây lan và viêm nhiễm.

9. Ghẻ

Con ghẻ là một trong những kẻ thù nguy hiểm của da người. Chúng có khả năng đào hang ổ trong da và rất dễ dàng lây qua đường tiếp xúc giữa người mắc bệnh với những người khác.

Mô tả ảnh.
Hình ảnh con ghẻ đào hang trên da người dưới ống kính hiển vi

Khi bị mắc bệnh ghẻ, triệu chứng ban đầu xuất hiện chỉ là một vết đỏ, hơi nhô lên và ngứa dữ dội. Tiếp theo là sự hình thành các nốt, bọng nước nhỏ, rồi các nốt và bọng nước nhỏ này bị vỡ ra ở trên bề mặt của da. Do ngứa nên người bị mắc bệnh ghẻ thường phải gãi ngứa dẫn đến chảy máu và dịch trong các bọng ghẻ, làm ghẻ có điều kiện phát tán. Việc gãi ghẻ nhiều, thường xuyên và triền miên gây ra sự bội nhiễm hay nhiễm trùng thứ phát như nhọt đầu đinh, nhọt mủ, eczema.

Mô tả ảnh.
Và đây là hậu quả mà ghẻ gây ra

Ghẻ thường đào hang ổ của mình trên các bộ phận như da ngón tay, cổ tay, khủy tay, mông, bộ phận sinh dục. Nếu người bị ghẻ gãi khiến cho khả năng phát tán ghẻ gia tăng thì ghẻ còn xuất hiện trên cả các bộ phận như bả vai hay xung quanh thắt lưng.

Khi phát hiện bị ghẻ, phải nhanh chóng vệ sinh đồ dùng cá nhân, gia đình và sử dụng các loại thuốc đặc trị để tránh lây lan rộng.

10. Rệp giường

Mô tả ảnh.
Rệp giường thường gây ra những vết cắn đỏ trên cánh tay hoặc vai

Tên của loài rệp này cũng đã cho thấy vị trí nơi ở của chúng: chúng thường ẩn trốn trong giường, tiếp xúc với người và để lại những vết cắn đỏ, ngứa trên cánh tay hoặc vai. Những vết cắn này có khả năng nhiễm trùng rất cao khi bị trầy xước. Do đó, hãy sử dụng các loại kem chống côn trùng đốt hoặc đến bác sĩ để nhận sự tư vấn, khám chữa cần thiết.

12. Sâu Puss

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Sâu puss và vết đốt kinh hoàng của nó

Khi bị sâu bướm Puss đốt, người bị đốt sẽ bị đau đầu dữ dội, phát ban, sốt, nôn mửa, co rút cơ bắp… Việc của người bị đốt cần làm lúc này là loại bỏ những cái gai chứa độc mà loài sâu này đã cắm vào da của mình và nhanh chóng gọi bác sĩ.

13. Bọ cạp

Mô tả ảnh.
Bọ cạp có thể đốt chết người

Không phải tất cả các loài bọ cạp đều độc nhưng có những loài trong số chúng có thể gây chết người. Bọ cạp độc đốt thường khiến người bị đốt đau, sưng ở vết đốt, ra nhiều mồ hôi, nôn mửa và thị lực giảm sút. Nếu bị bọ cạp đốt, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chữa trị.

14. Ruồi nai

Mô tả ảnh.
Loài ruồi nai là vật trung gian truyền bệnh nhiễm khuẩn cấp tính Tularemia
Đây là loại ruồi sống ở vùng đất ngập nước, các vùng rừng rậm nhiệt đới hay các khu vực môi trường ẩm ướt khác. Loài ruồi này thường gây ra các vết đốt đau đớn (có thể đốt xuyên qua quần áo), có thể làm chảy máu. Những vết đốt này cũng là một trong những nguyên nhân làm lây lan bệnh nhiễm khuẩn cấp tính Tularemia.

15. Muỗi

Mô tả ảnh.
Những vết đốt của muỗi mang theo rất nhiều các loại bệnh nguy hiểm khác

Không chỉ gây ngứa hay phiền nhiễu bởi tiếng vo ve của chúng, muỗi còn là thủ phạm lan truyền virus West Nile, bệnh sốt xuất huyết cùng nhiều căn bệnh khác.

  • Đỗ Hòa (Theo WebMD)
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,
,
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim

Không ăn sáng không chỉ khiến bạn có nguy cơ béo phì mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không
Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không

Trong cuộc chiến sinh tồn đó là những sát thủ cực kỳ nguy hiểm đối với con mồi.

Những
Những "dã nhân" sởn gai ốc của thế giới

Đó là các loài động vật có hình dạng của những con quái vật nổi tiếng trong lịch sử, từ ma cà rồng cho đến "dã nhân"...

Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010
Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010

Những hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã năm 2010 được lựa chọn từ hàng hàng nghìn những tác phẩm dự thi.

,
,
,