‘Race to the End of the Earth’ - ‘Cuộc đua tới nơi tận cùng trái đất’ - đó là chủ đề cuộc triển lãm mới của Bảo tàng lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ (American Museum of Natural History, AMNH) để tái hiện lại cuộc đua tranh quyết liệt tới Nam cực của hai nhà thám hiểm gan dạ Roald Amundsen và Robert Falcon Scott.
TIN LIÊN QUAN
Roald Amundsen và Robert F. Scott trên ván trượt tuyết trong cuộc thám hiểm đến Nam cực. Ảnh: AMNH Library. |
Sự kiện quan trọng này mở cửa từ ngày 29-5, AMNH cho biết hiện vật, ảnh, bản sao và các mô hình sẽ cung cấp cho người xem một cuộc đua ‘chinh phục’ Nam cực đầy kịch tính trong lịch sử thám hiểm của hai ‘địch thủ’ Roald Amundsen (1872-1928), người Na Uy và Robert Falcon Scott (1868-1912), người Anh.
Cuộc ‘thách thức’ chinh phục Nam cực của Amundsen và Scott được bắt đầu vào năm 1910. Hai nhà thám hiểm đã có những phương án chọn tuyến đường và các quyết định khác nhau mà chúng sẽ đóng vai trò quyết định ‘vinh quang’ hoặc ‘thất bại’ của họ.
Đoàn thám hiểm Amundsen khởi hành trên xe chó kéo, trong khi đoàn thám hiểm Scott lại dùng xe trượt kéo bằng ngựa và xe trượt tuyết chuyên dụng có gắn có động cơ dùng sức người để mang thực phẩm, nhiên liệu, quần áo và túi ngủ.
Trong quá trình thám hiểm Nam cực, đoàn thám hiểm Scott đã thực hiện một số cuộc thám hiểm địa chất vùng cực và thu thập trứng chim cánh cụt hoàng đế. Ngày 24-10-1911, nhóm Scott đã bắt đầu hướng tới gần Nam cực. Tuy nhiên, nhóm Scott không ngờ rằng kế hoạch trên đã gặp thất bại, việc dùng ngựa thay chó hóa ra là một sai lầm phải trả giá đắt, ngựa chết và động cơ bị hỏng vì thời tiết băng giá khắc nghiệt, họ phải tự mang vác hành lý.
Sau những thử thách khốc liệt, cuối cùng đoàn thám hiểm Scott cũng đặt chân tới Nam cực, đó là vào ngày 17-1-1912. Tuy nhiên, ý chí của nhóm Scott đã cạn kiệt khi họ phát hiện lá cờ Na Uy do nhóm Amundsen cắm giữa miền tuyết trắng hoang vắng khoảng 5 tuần trước đó (ngày 14-12-1911). Họ đã chính thức thua trong cuộc đua.
Khát vọng ‘chinh phục’ Nam cực của đoàn thám hiểm Scott đã bị bẽ gãy, họ không còn đủ lương thực và tinh thần trong cuộc hành trình trở về, vùng đất Nam cực đã nuốt chửng họ. Ngày 12-11-1912, đội cứu nạn đã tìm thấy chiếc lều cùng với di hài của họ trên tuyết, nằm cạnh đó là quyển nhật ký của Scott.
Tuy nhiên, cái chết của Scott là một sự hy sinh quả cảm trong việc tìm kiếm và khám phá những vùng đất mới, để lại trong trái tim nhân loại niềm cảm phục sâu sắc.
Dưới đây là những hình ảnh tái hiện “Cuộc đua tới nơi tận cùng trái đất”:
Đoàn thám hiểm Scott dùng sức người kéo hành lý trong cơn bão tuyết. Ảnh: AMNH/C. Chesek. |
Tái hiện trưng bày đồ vật trong căn lều của Robert F. Scott tại cuộc triển lãm ‘Cuộc đua tới nơi tận cùng trái đất’. Ảnh: Jon Snyder/Wired.com.
Trong quá trình thám hiểm ‘chinh phục’ Nam cực, đoàn thám hiểm Scott đã nghiên cứu và phân tích khoa học về loài chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri). Ảnh: Rod Mickens/AMNH.
Các thành viên của nhóm thám hiểm Scott: trừ trái qua Edward A. Wilson, thuyền trưởng Robert F. Scott, Edgar Evans, Lawrence Oates, và Henry Robertson Bowers. Ảnh: AMNH.
Tái hiện phòng trưng bày đồ vật của đoàn thám hiểm Amundsen. Phòng được thiết kế lưu thông nhau trong lớp băng Nam cực. Ảnh: Wyatt/The New York Times.
Trang phục thám hiểm của đoàn Amundsen thường dùng là da hải cẩu (phải) trong khi của đoàn Scott chủ yếu là thêu dệt có thể chống chọi được gió rét. Ảnh: Wyatt/The New York Times.
Du khách thử những chiếc áo khoác vùng cực được trưng bày lại cuộc triển lãm. Ảnh: Wyatt/The New York Times.
-
Đ.T.V (Theo Wired Science, The New York Time)