221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1283446
Rác vũ trụ cản trở theo dõi World-Cup2010 qua TV?
0
Photo
null
Rác vũ trụ cản trở theo dõi World-Cup2010 qua TV?
,

Những mảnh vỡ từ các vụ phóng tên lửa hay những vệ tinh hết hạn sử dụng ngày càng nhiều trên quỹ đạo Trái đất. Đáng lo ngại là các mảnh vỡ này có thể đe dọa ngành công nghiệp vũ trụ thế giới có trị giá lên tới 250 tỷ đô la.

TIN LIÊN QUAN

Rác vũ trụ ngày càng nhiều trên quỹ đạo Trái đất. Ảnh: Telegraph.
Rác vũ trụ ngày càng nhiều trên quỹ đạo Trái đất. Ảnh: Telegraph.

Các nhà khoa học cho rằng một vụ va chạm giữa 2 vệ tinh hay 2 mảnh vỡ lớn trên vũ trụ có thể tạo ra hàng nghìn mảnh vỡ nhỏ bay lơ lửng trên quỹ đạo Trái đất. Những mảnh vỡ này có thể gây ra những va chạm theo phản ứng dây chuyền không thể kiểm soát được.

Nếu điều này xảy ra những dịch vụ như hệ thống định vị toàn cầu (GPS), các kết nối viễn thông quốc tế, tín hiệu truyền hình và các hệ thống dự báo thời tiết trên Trái đất có thể sẽ ngừng hoạt động hoàn toàn.

"Phản ứng dây chuyền này có thể phát hủy hàng loạt các vệ tinh thương mại cũng như vệ tinh quân sự trên quỹ đạo Trái đất”, Lầu Năm Góc đưa ra cảnh báo này trong một bản báo cáo mới đây. Ngoài ra các nhà khoa học cũng lo ngại các mảnh vỡ có thể đe dọa tới tính mạng của các nhà du hành trong các tàu con thoi hay khi làm việc trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

Tiến sĩ Bharath Gopalaswamy, một chuyên gia về tên lửa của Ấn Độ đang nghiên cứu về ’rác vũ trụ’ tại Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Thụy Điển) cho biết, hiện có khoảng hơn 370.000 mảnh vỡ cùng với 1.100 vệ tinh đang bay trên quỹ đạo thấp của Trái đất.

Tháng 2/2009, vụ va chạm giữa vệ tinh Cosmos của Nga và một vệ tinh của tập đoàn Iridium Communications (Mỹ) đã tạo ra khoảng 1.500 mảnh vỡ lớn nhỏ và bay quanh Trái đất với tốc độ 7,7km/giây. Trước đó vào tháng 1/2007, một tên lửa thử nghiệm của Trung Quốc phá hủy một vệ tinh và hậu quả là thêm 150.000 mảnh vỡ được tạo ra.

Để giảm thiểu “rác vũ trụ”, Văn phòng Liên Hợp Quốc về các vấn đề vũ trụ (UNOOSA) đã đề ra một kế hoạch thu gom các mảnh vỡ trong vũ trụ và thiết lập một mạng lưới giao thông toàn cầu trên quỹ đạo Trái đất.

Ông Mazlan Othman, giám đốc của UNOOSA, nói: "Chúng ta cần có những chính sách và quy định về vũ trụ nhằm đảo bảo lợi ích của người dân trên thế giới. Lợi ích thiết thực nhất là người dân sẽ có thể tận hưởng World Cup 2010 qua TV với tín hiệu tốt nhất".

Hy vọng hàng ngàn mảnh vở trên bầu trời chưa đủ ảnh hưởng triệu triệu người trên quả đất theo dõi những trận cầu nảy lửa từ Nam Phi trong tháng 6.2010 này.

  • Hà Hương (Theo Telegraph)

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,
,
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim

Không ăn sáng không chỉ khiến bạn có nguy cơ béo phì mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không
Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không

Trong cuộc chiến sinh tồn đó là những sát thủ cực kỳ nguy hiểm đối với con mồi.

Những
Những "dã nhân" sởn gai ốc của thế giới

Đó là các loài động vật có hình dạng của những con quái vật nổi tiếng trong lịch sử, từ ma cà rồng cho đến "dã nhân"...

Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010
Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010

Những hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã năm 2010 được lựa chọn từ hàng hàng nghìn những tác phẩm dự thi.

,
,
,