Vài năm nữa, các nhà du hành vũ trụ và các nhà nghiên cứu lên Mặt trăng làm việc dài ngày, họ cần năng lượng. Một phương án có nhiều ưu điểm được đề xuất: họ sẽ dùng năng lượng hạt nhân.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Mô hình nhà máy điện hạt nhân “siêu gọn nhẹ” trên Mặt trăng. Ảnh: impactlab.com |
Khi các nhà du hành vũ trụ của con tàu Apollo bay lên Mặt trăng, chỉ lưu lại vài ngày, họ dùng ăcquy hoặc pin nhiên liệu để cung cấp năng lượng là đủ. Nhưng các kế hoạch tới đây của NASA, họ sẽ ở lại vài tuần hay vài tháng để thám hiểm và tiến hành các hoạt động nghiên cứu thì ăcquy không dùng được nữa mà phải có nguồn năng lượng cung cấp trong một thời gian dài.
Các chuyên gia vũ trụ đã xem xét tất cả các nguồn năng lượng, từ các tấm pin mặt trời đến các pin nhiên liệu cỡ lớn. Một trong các ý tưởng có triển vọng là dùng các lò phản ứng hạt nhân nhỏ.
Các kỹ sư của NASA đang nghiên cứu các nhà máy điện hạt nhân “siêu gọn nhẹ”, có thể phát ra đủ điện để cung cấp cho một gia đình người Mỹ trung bình. Muốn làm được điều này phải mất 8 năm hay lâu hơn nữa. Riêng lò phản ứng phải có kích thước chỉ tương đương chiếc thùng đựng giấy vụn. Toàn bộ “nhà máy” phát điện phải được bố trí vừa khít trong chiếc xe kéo 18 bánh, có một gian phòng để nghỉ ngơi và trọng lượng tương đương một chiếc xe bọc thép của quân đội.
Tuy nhiên không phải mọi người đều bị thuyết phục bởi kế hoạch gửi cả một lò phản ứng hạt nhân lên Mặt trăng và nhắc lại vụ NASA đã từng phóng tàu thăm dò Cassini lên Mặt trăng mang theo 72 pound (khoảng 34 kg) nhiên liệu plutoni, song các kỹ sư NASA bảo đảm lò phản ứng trên Mặt trăng sẽ an toàn. Họ đã từng thí nghiệm các lò loại này và vận hành tại ĐH Công nghệ Texas.
- Tuấn Hà (Theo NASA)