Theo một nghiên cứu của Nhật Bản công bố trên Tạp chí Human Reproduction, các gen trong tinh trùng có thể giải thích vì sao trong thiên nhiên những động vật giống cái (trong đó có con người) bao giờ cũng sống lâu hơn các con vật giống đực.
TIN LIÊN QUAN
Phải chăng đây cũng là nguyên nhân sống lâu của các cụ bà ?
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện các con chuột cái “hai mẹ” (bi-maternal) được sinh ra từ vật liệu di truyền của hai chuột mẹ khác nhau bằng cách ghép ADN của gen trong trứng khiến chúng hoạt động giống như gen trong tinh trùng dường như đã làm cho chúng sống lâu hơn những con chuột có gen bố và gen mẹ bình thường.
Vật liệu di truyền đã biến tính này được cấy vào trứng chưa thụ thai của chuột để tạo ra phôi thì khi ra đời những con chuột này đã sống được trung bình 841,5 ngày, nghĩa là “thọ” hơn các con chuột bình thường những 186 ngày (vì cuộc đời trung bình của chuột chỉ là 655,5 ngày).
Trong số những con chuột ”hai mẹ” tạo ra theo cách trên, con sống lâu nhất tới 1.045 ngày, trong khi con chuột sống lâu nhất trong nhóm đối chứng chỉ là 996 ngày.
Điều đáng lưu ý là những con chuột “hai mẹ” không những tầm vóc nhỏ nhắn hơn và nhẹ cân hơn, nhưng lại có hệ miễn dịch mạnh hơn. Các nhà khoa học cho rằng sự khác biệt này nằm ở gen có ký hiệu Rasgrf1, trên nhiễm sắc thể 9, di truyền từ gen của con vật bố.
Các nhà khoa học đã đưa ra lý thuyết về tuổi thọ, rằng để thắng trong cuộc cạnh tranh, để có các cơ hội, những con vật đực phải có thân hình to lớn hơn, như vậy phải dàn rộng các gen của chúng. Điều này đã phải trả giá bằng tuổi thọ ngắn hơn.
Trong khi đó, các con vật cái không cần phải lãng phí gen trong việc phô trương vẻ đẹp mà giữ lại năng lượng để truyền lại cho con cái, nuôi dưỡng chúng, bảo vệ chúng khỏi thú ăn thịt.
Phải chăng đây cũng là nguyên nhân sống lâu của các cụ bà ?
-
Bảo Châu (Theo VISITBULGARIA.com)