221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1268338
"Thất bại thảm hại" chiến dịch bảo vệ loài hổ thiên nhiên
0
Article
null
'Thất bại thảm hại' chiến dịch bảo vệ loài hổ thiên nhiên
,

Nguồn từ Liên Hiệp Quốc mới đây cho biết, chiến dịch bảo vệ loài hổ trong thiên nhiên hoang dã, sau 35 năm tiến hành, đang "thất bại thảm hại". Ở Việt Nam loài thú này cũng đang bên bờ tiệt chủng.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.

Ông Willem Wijnstekers, Tổng thư ký của CITES (Công ước về buôn bán quốc tế những loài động thực vật hoang dã nguy cấp) thừa nhận rằng họ đã và đang thất bại thảm hại vì số lượng hổ ngày càng giảm đi.

"Nếu trong năm nay chúng tôi không đảo ngược tình trạng này, đó sẽ là sự xấu hổ lớn nhất trong đời", ông nói. Năm 1975, CITES ban hành lệnh cấm đầu tiên về buôn bán hổ qua biên giới.

Gần một thế kỷ trước, có hơn 100.000 con hổ đi lang thang khắp các vùng rừng núi của Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Nga và Indonesia.

Ngày nay, số lượng đó giảm xuống còn khoảng 3.200 con, vì môi trường sinh sống của chúng đã giảm đi 93%, tình trạng ô nhiễm môi trường và bị con người săn bắt bừa bãi.

Tại Việt Nam, loài thú này cũng đang đứng trước tình cảnh trên. Do nhiều tác động của con người và sự biến đổi của môi trường, cuộc sống của loài hổ (Panthera tigris) ở Tây Nguyên đứng trước nguy cơ tiệt chủng.

Ở Ðắc Lắc, trước đây loài hổ phân bố nhiều tại các khu rừng rậm thuộc các địa bàn rừng York Ðôn vùng biên giới Buôn Ðôn, Ea Súp, sống trên rừng núi Cư Yang Sin (huyện Krông Bông); trong khu rừng rậm Nam Kar (Lắc), Buôn Za Wầm (Cư M’gar), Ea Sô (Ea Kar) và các khu rừng bên trảng cỏ các huyện M’Ðrắc, Krông Năng, Ea H’leo vẫn thường gặp hổ.

Suốt thời gian dài với nhiều biến động về điều kiện tự nhiên dưới tác động của con người, môi trường sống của loài hổ bị thu hẹp dần. Hơn nữa, từ lâu nhiều người vẫn coi các sản phẩm quý giá từ hổ, ước ao có được thứ cao hổ là loại thuốc có giá trị để chữa bệnh; da và móng vuốt hổ cũng trở nên quý hiếm vì giá trị trưng bày và trang sức. Do vậy, loài hổ đã trở thành đối tượng được nhiều kẻ săn lùng và tìm kiếm.

Cách đây 20 đến 25 năm, trong khu rừng rậm Nam Kar là khu bảo tồn thiên nhiên có nhiều cá thể hổ sinh sống cùng với nhiều loài động vật hoang dã , nhưng nay hổ ở đây đã hoàn toàn biến mất. Các khu rừng rậm nguyên sinh thuộc các huyện Cư M’gar, Krông Năng, Ea H’leo, vùng biên giới Buôn Ðôn, Ea Súp trước đây có khá nhiều động vật hoang dã và nhiều cá thể hổ, nhưng nay rất hiếm hoi. Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, cách đây hơn chục năm các nhà khoa học vẫn thấy dấu vết hổ sinh sống. Do nạn săn trộm và sự tàn phá rừng, các loại động vật quý hiếm của khu đa dạng sinh học này như bò tót, bò rừng chỉ tồn tại rất ít, loài hổ và hươu đầm lầy là động vật rất quý ở đây nay cũng không còn.

Theo các nhà khoa học, hiện nay chỉ còn một số cá thể hổ đang sống trong rừng Vườn quốc gia York Ðôn và Vườn quốc gia Cư Yang Sin. Tuy vậy, số cá thể hổ ít ỏi này vẫn đang bị thu hẹp môi trường sinh sống và bị đe dọa ngày càng gay gắt hơn. Nếu công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã không được đẩy mạnh thì một ngày không xa loài hổ nơi đây sẽ bị tiệt chủng.

Ông John Sellar, viên chức cao cấp của CITES cho biết: Nếu loài hổ tiệt chủng, đó là một trong những bằng chứng cho thấy môi trường sống đang bị ô nhiễm trầm trọng.

  • PNM (tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim

Không ăn sáng không chỉ khiến bạn có nguy cơ béo phì mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không
Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không

Trong cuộc chiến sinh tồn đó là những sát thủ cực kỳ nguy hiểm đối với con mồi.

Những
Những "dã nhân" sởn gai ốc của thế giới

Đó là các loài động vật có hình dạng của những con quái vật nổi tiếng trong lịch sử, từ ma cà rồng cho đến "dã nhân"...

Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010
Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010

Những hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã năm 2010 được lựa chọn từ hàng hàng nghìn những tác phẩm dự thi.

,
,
,