Người Nhật và 8 điều “quái dị” trong xử lý rác
Cập nhật lúc 03:59, Thứ Năm, 18/03/2010 (GMT+7)
Trên đường từ sân bay quốc tế Narita tới Tokyo, chúng tôi nhìn thấy tới 4 nhà máy thiêu hủy rác. Nhưng nếu như người hướng dẫn viên du lịch không giới thiệu có lẽ sẽ không ai trong chúng tôi nhìn nhận ra những tòa nhà sạch sẽ và rất thời trang kia lại là những nhà máy xử lý rác thải.
Đó là những lời mở đầu trong bài viết của một tác giả người Trung Quốc đăng trên Báo Thanh Niên Bắc Kinh sau chuyến đi khảo sát cách xử lý rác ở Nhật Bản. Chúng tôi nghĩ rằng những gì mà tác giả Trung Quốc này thu hoạch được ở đất nước mặt trời mọc không phải không có ích cho chúng ta. Vì vậy, chúng tôi xin trích dịch dưới đây bài viết thú vị này.
1. Ra ngõ mang theo túi rác
Dân gian Trung Quốc thường có câu, “Bảy việc mở cửa, củi gạo dầu muối tương giấm cà” thế nhưng người Nhật Bản thì việc đầu tiên khi mở cửa là vứt rác. Người Nhật Bản mỗi buổi sáng thức dậy ra khỏi cửa đều một tay xách cặp một tay xách túi rác. Trước khi đến cơ quan, nhiệm vụ của người đàn ông trong nhà là vứt rác vào thùng rác cố định hoặc máy thu gom rác đặt ở tầng 1. Thế nên người Nhật Bản mới nói đùa với nhau rằng, “ông xã chính là một cái máy vứt rác”.
Trong những ngày ở Nhật Bản, chúng tôi còn để ý thấy rằng, những thùng rác được đặt trên đường phố hoàn toàn không nhiều. Những người Nhật Bản mỗi khi ra khỏi nhà cũng đem rác bỏ vào trong chính túi rác mà họ mang theo bên mình. Vì vậy nếu bạn đến các trung tâm mua sắm xa hoa của Nhật và bắt gặp những cô gái trẻ đẹp cầm những túi đựng rác đi shopping thì bạn cũng đừng kinh ngạc.
2. Đem nghệ thuật vào các nhà máy thiêu hủy rác
Ngày đầu tiên đến Nhật, trên đường từ sân bay quốc tế Narita đến Tokyo, chúng tôi nhìn thấy bốn nhà máy thiêu hủy rác. Nhưng nếu như người hướng dẫn viên du lịch không giới thiệu có lẽ sẽ không ai trong chúng tôi nhìn nhận ra những tòa nhà sạch sẽ và rất thời trang kia lại là những nhà máy xử lý rác thải.
Mỗi một nhà máy thiêu hủy rác đều có thể gọi là một công trình kiến trúc tuyệt mỹ với phong cách độc đáo. Ngoài ra, chúng tôi còn được biết rằng ở một thành phố khác của Nhật, Osaka trước đây để nộp đơn đăng cai Olympic đã đem rất nhiều ý tưởng sáng tạo nghệ thuật ứng dụng vào thiết kế của nhà máy thiêu hủy rác khiến nó giống như là một khu vui chơi trẻ em hơn là một nhà máy thiêu hủy rác. Chẳng thế mà nó còn có một tên gọi đầy thi vị là “Vườn Mộng Ảo”.
3. Bể bơi ngay bên cạnh nơi thiêu hủy rác
Nhiệt lượng tạo ra từ quá trình thiêu hủy rác có thể lợi dụng để tạo nên các hồ bơi nước nóng phục vụ cho những người dân xung quanh nghỉ ngơi hoặc rèn luyện sức khỏe. Theo lời kể của một nữ phiên dịch viên, người Trung Quốc đã làm việc và sinh sống lâu năm ở Nhật, ở gần nhà cô có một nhà máy thiêu hủy rác và hoạt động nghỉ ngơi cuối tuần thường xuyên của cô là mang hai đứa con của mình đi bơi ở bể bơi gần đó.
Ngay trong thành phố Tokyo, chúng tôi còn nhìn thấy ngay bên cạnh một nhà máy xử lý rác một tấm biển hiệu rất bắt mắt của một khu nghỉ dưỡng suối nước nóng.
4. Bước vào nhà máy rác phải đổi giày
Khi tham quan cơ sở xử lý rác ở Nhật, bất kể là các nhà máy thiêu hủy rác hay các trạm chuyển rác cho đến các trung tâm thu hồi tài nguyên có khả năng tái sử dụng thì việc đầu tiên khi bạn bước vào cửa là phải đổi giày. Bạn sẽ được đi một loại giày da rất thoải mái và tiện dụng.
Toàn bộ khu vực nhà máy rất sạch sẽ, yên ắng và lịch sử. Bạn cũng sẽ không thấy bất cứ mùi lạ nào ở nơi đây. Chúng tôi đã có cảm giác như đang được ngồi ở một phòng làm việc cao cấp vậy.
5. Vứt rác cũng phải theo lịch
Ở Nhật Bản, mỗi ngày thu loại rác nào cũng không giống nhau. Vào đầu mỗi năm, các trạm trung chuyển rác sẽ phát cho mỗi gia đình mà họ phụ trách vệ sinh một tờ lịch treo tường. Trong tờ lịch này ghi rõ, mỗi ngày gom và vận chuyển loại rác nào, tuần nào chỉ thu giấy, tuần nào thu rác có thể đốt,...
Các hộ dân trong khu vực quản lý chỉ cần theo đúng tờ lịch này để vứt rác. Như vậy việc thu hồi và phân loại rác thải một cách khoa học được thực hiện rất dễ dàng.
6. Bình và nắp bình phải vứt ở hai nơi khác nhau
Chúng ta uống hết một bình nước thường đem vỏ chai vứt vào thùng rác. Nhưng ở Nhật, để vứt được một chiếc vỏ bình nước không phải là một việc đơn giản. Thùng rác cũng có sự khác biệt dựa trên chức năng của các khu vực trong thành phố và đều có hình ảnh chỉ dẫn rất rõ ràng để nhắc nhở du khách.
Thùng rác này chuyên dùng để gom bình không. Những bình chưa uống hết hoặc vẫn còn chất lỏng lưu lại thì vứt vào thùng kia. Có nhiều nơi còn có yêu cầu vứt bình và nắp bình ở hai nơi khác nhau để tiện cho việc thu gom các chất khác nhau.
Vì vậy, ở các thùng rác trên đường phố Nhật, bạn có thể nhìn thấy rất nhiều giỏ đựng đầy các nắp chai. Có thể thấy sự phân loại rác ở đây đã đạt đến mức độ tỉ mỉ như thế nào.
7. Tuyên truyền thông qua trẻ em
TIN LIÊN QUAN |
---|
Có tới 7 chiếc thùng rác lớn nhỏ được đặt tại một nơi công cộng ở Nhật. Ảnh: Internet. |
Đó là những lời mở đầu trong bài viết của một tác giả người Trung Quốc đăng trên Báo Thanh Niên Bắc Kinh sau chuyến đi khảo sát cách xử lý rác ở Nhật Bản. Chúng tôi nghĩ rằng những gì mà tác giả Trung Quốc này thu hoạch được ở đất nước mặt trời mọc không phải không có ích cho chúng ta. Vì vậy, chúng tôi xin trích dịch dưới đây bài viết thú vị này.
1. Ra ngõ mang theo túi rác
Dân gian Trung Quốc thường có câu, “Bảy việc mở cửa, củi gạo dầu muối tương giấm cà” thế nhưng người Nhật Bản thì việc đầu tiên khi mở cửa là vứt rác. Người Nhật Bản mỗi buổi sáng thức dậy ra khỏi cửa đều một tay xách cặp một tay xách túi rác. Trước khi đến cơ quan, nhiệm vụ của người đàn ông trong nhà là vứt rác vào thùng rác cố định hoặc máy thu gom rác đặt ở tầng 1. Thế nên người Nhật Bản mới nói đùa với nhau rằng, “ông xã chính là một cái máy vứt rác”.
Trong những ngày ở Nhật Bản, chúng tôi còn để ý thấy rằng, những thùng rác được đặt trên đường phố hoàn toàn không nhiều. Những người Nhật Bản mỗi khi ra khỏi nhà cũng đem rác bỏ vào trong chính túi rác mà họ mang theo bên mình. Vì vậy nếu bạn đến các trung tâm mua sắm xa hoa của Nhật và bắt gặp những cô gái trẻ đẹp cầm những túi đựng rác đi shopping thì bạn cũng đừng kinh ngạc.
2. Đem nghệ thuật vào các nhà máy thiêu hủy rác
Ngày đầu tiên đến Nhật, trên đường từ sân bay quốc tế Narita đến Tokyo, chúng tôi nhìn thấy bốn nhà máy thiêu hủy rác. Nhưng nếu như người hướng dẫn viên du lịch không giới thiệu có lẽ sẽ không ai trong chúng tôi nhìn nhận ra những tòa nhà sạch sẽ và rất thời trang kia lại là những nhà máy xử lý rác thải.
Một nhà máy thiêu hủy rác ở Nhật. Ảnh: Internet. |
Mỗi một nhà máy thiêu hủy rác đều có thể gọi là một công trình kiến trúc tuyệt mỹ với phong cách độc đáo. Ngoài ra, chúng tôi còn được biết rằng ở một thành phố khác của Nhật, Osaka trước đây để nộp đơn đăng cai Olympic đã đem rất nhiều ý tưởng sáng tạo nghệ thuật ứng dụng vào thiết kế của nhà máy thiêu hủy rác khiến nó giống như là một khu vui chơi trẻ em hơn là một nhà máy thiêu hủy rác. Chẳng thế mà nó còn có một tên gọi đầy thi vị là “Vườn Mộng Ảo”.
3. Bể bơi ngay bên cạnh nơi thiêu hủy rác
Nhiệt lượng tạo ra từ quá trình thiêu hủy rác có thể lợi dụng để tạo nên các hồ bơi nước nóng phục vụ cho những người dân xung quanh nghỉ ngơi hoặc rèn luyện sức khỏe. Theo lời kể của một nữ phiên dịch viên, người Trung Quốc đã làm việc và sinh sống lâu năm ở Nhật, ở gần nhà cô có một nhà máy thiêu hủy rác và hoạt động nghỉ ngơi cuối tuần thường xuyên của cô là mang hai đứa con của mình đi bơi ở bể bơi gần đó.
Ngay trong thành phố Tokyo, chúng tôi còn nhìn thấy ngay bên cạnh một nhà máy xử lý rác một tấm biển hiệu rất bắt mắt của một khu nghỉ dưỡng suối nước nóng.
4. Bước vào nhà máy rác phải đổi giày
Các nhân viên tại một nhà máy xử lý rác ở Nhật. Ảnh: Internet. |
Khi tham quan cơ sở xử lý rác ở Nhật, bất kể là các nhà máy thiêu hủy rác hay các trạm chuyển rác cho đến các trung tâm thu hồi tài nguyên có khả năng tái sử dụng thì việc đầu tiên khi bạn bước vào cửa là phải đổi giày. Bạn sẽ được đi một loại giày da rất thoải mái và tiện dụng.
Toàn bộ khu vực nhà máy rất sạch sẽ, yên ắng và lịch sử. Bạn cũng sẽ không thấy bất cứ mùi lạ nào ở nơi đây. Chúng tôi đã có cảm giác như đang được ngồi ở một phòng làm việc cao cấp vậy.
5. Vứt rác cũng phải theo lịch
Ở Nhật Bản, mỗi ngày thu loại rác nào cũng không giống nhau. Vào đầu mỗi năm, các trạm trung chuyển rác sẽ phát cho mỗi gia đình mà họ phụ trách vệ sinh một tờ lịch treo tường. Trong tờ lịch này ghi rõ, mỗi ngày gom và vận chuyển loại rác nào, tuần nào chỉ thu giấy, tuần nào thu rác có thể đốt,...
Một ngày thứ tư, ngày thu gom giấy ở Kyoto Nhật Bản. Ảnh: Internet. |
Các hộ dân trong khu vực quản lý chỉ cần theo đúng tờ lịch này để vứt rác. Như vậy việc thu hồi và phân loại rác thải một cách khoa học được thực hiện rất dễ dàng.
6. Bình và nắp bình phải vứt ở hai nơi khác nhau
Chúng ta uống hết một bình nước thường đem vỏ chai vứt vào thùng rác. Nhưng ở Nhật, để vứt được một chiếc vỏ bình nước không phải là một việc đơn giản. Thùng rác cũng có sự khác biệt dựa trên chức năng của các khu vực trong thành phố và đều có hình ảnh chỉ dẫn rất rõ ràng để nhắc nhở du khách.
Thùng rác này chuyên dùng để gom bình không. Những bình chưa uống hết hoặc vẫn còn chất lỏng lưu lại thì vứt vào thùng kia. Có nhiều nơi còn có yêu cầu vứt bình và nắp bình ở hai nơi khác nhau để tiện cho việc thu gom các chất khác nhau.
Trên các sản phẩm tiêu dùng ở Nhật đều ghi rất rõ loại nào có thể tái sử dụng loại nào không. Ảnh: Internet. |
Vì vậy, ở các thùng rác trên đường phố Nhật, bạn có thể nhìn thấy rất nhiều giỏ đựng đầy các nắp chai. Có thể thấy sự phân loại rác ở đây đã đạt đến mức độ tỉ mỉ như thế nào.
7. Tuyên truyền thông qua trẻ em
Các cơ sở xử lý rác ở Nhật luôn mở cửa với công chúng, trở thành một cửa địa điểm quan trọng trong công tác tuyên truyền giáo dục cho người dân. Ở các cơ sở xử lý rác thải đều có những khu chuyên dùng cho việc đón tiếp những người đến đây tham quan.
Học sinh các trường, cư dân thành phố đều là những vị khách thường xuyên của nơi đây. Đặc biệt là đối với học sinh, việc tham quan các cơ sở xử lý rác đã trở thành một môn học bắt buộc. Ngoài ra sau khi tham quan các trường còn tổ chức cho học sinh viết các bài thu hoạch, viết các báo tường tuyên truyền, powerpoint, tranh ảnh tuyên truyền, cho đến những sản phẩm thủ công được làm từ các vật phế thải,…
Những tác phẩm này còn được dùng cho các nhà máy xử lý rác dùng để trưng bày ngay tại các khu tiếp đãi của mình trở thành những tác phẩm tuyên truyền sinh động. Thông qua quá trình như vậy, ý niệm về bảo vệ môi trường dần dần hình thành trong mọi người. Từ đó, trẻ em ở Nhật trở thành những người tuyên truyền tích cực cho công tác bảo vệ môi trường.
Rác thải ở Nhật được phân loại rất cẩn thận và kỹ lưỡng. Ảnh: Internet. |
8. Tranh nhau mua hàng tái chế
Trung tâm thu mua các tài nguyên có thể tái sử dụng ở Nhật giống như một cửa hàng trưng bày vật dụng gia đình. Theo giới thiệu, vì đời sống được nâng cao nên có rất nhiều gia đình muốn mua mới vật dụng, các vật dụng cũ vì thế từ khắp mọi nơi tập trung về đây.
Ở đây, sau khi trải qua quá trình tẩy rửa chuyên nghiệp, sửa sang, các vật dụng “tái sinh” như mới và tiếp tục bán ra cho những người có nhu cầu sử dụng. Theo đó, những vật dụng gia đình “secondhand” sẽ có giá rẻ hơn, hấp dẫn nhiều khách hàng hơn. Và vì cung không đủ cầu, nhiều người đã tranh giành nhau mua, nhiều lúc phải dùng hình thức rút thăm để quyết định ai sẽ được quyền mua một món đồ “secondhand”
- Lê Văn (Theo Báo Thanh Niên Bắc Kinh)
,