221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1250805
Những thức ăn, đồ uống và thói quen có hại cho răng
0
Article
null
Những thức ăn, đồ uống và thói quen có hại cho răng
,

Không phải ai cũng có được hàm răng như ý muốn. Một cái miệng đẹp, một nụ cười duyên dáng phụ thuộc rất nhiều vào vẻ đẹp của hàm răng. Tiêu chuẩn của một hàm răng đẹp là răng phải đều đặn, trắng bóng, sạch sẽ và lợi phải hồng hào. Vậy phải làm gì để chăm sóc hàm răng luôn trắng đẹp?

Mô tả ảnh.
Một hàm răng đẹp là răng phải đều đặn, trắng bóng, sạch sẽ và lợi phải hồng hào. (Ảnh minh họa. Nguồn:60s.com)

1- Những thức ăn, đồ uống nào có hại cho răng

- Thức ăn chứa nhiều chất bột đường: bánh kẹo, nước ngọt, kem, si-rô… Trong thành men răng của chúng ta có hàng tỷ vi sinh vật sinh sống, chỉ 15 phút sau khi ăn những chất ngọt, các sinh vật này đã sinh sôi nảy nở nhanh chóng, chúng cũng hấp thu và tiêu hóa số đường này và biến đường thành acid hữu cơ tấn công men răng dẫn đến sâu răng, cho nên cần phải hạn chế tối đa các loại thực phẩm này, nếu ăn thì phải đánh răng ngay sau khi ăn.

- Rượu, cà phê, nước trái cây:  là những thứ dễ làm đổi màu men răng, vì vậy nên tạo thành thói quen xúc miệng hoặc đánh răng ngay sau khi thưởng thức những món ăn này.

- Đồ uống có gas: khiến cho men răng bị hủy hoại nghiêm trọng, vì trong đồ uống có gas có chứa hàm lượng lớn acid gây bào mòn men răng.

- Những trái cây có vị chua: các acid trong trái cây có vị chua có thể bào mòn men răng.

Mô tả ảnh.
Hút thuốc lá gây chứng tụt lợi để lộ chân răng, đặc biệt là ở những răng cửa gây mất thẩm mỹ, giảm khả năng liền vết thương của lợi...

- Hút thuốc lá: không những gây nguy cơ ung thư phổi, vòm họng mà còn là nguy cơ của các bệnh quanh răng và ung thư khoang miệng. Hút thuốc lá gây chứng tụt lợi để lộ chân răng, đặc biệt là ở những răng cửa gây mất thẩm mỹ, giảm khả năng liền vết thương của lợi, răng ố vàng, nhiều cao răng, cho nên không hút thuốc lá hoặc bỏ hút thuốc lá là một trong những biện pháp giữ gìn sức khỏe cho răng miệng và cho cả cơ thể nói chung.

2- Cần tránh những thói quen có hại cho răng

- Thói quen ăn vặt nhiều: khi mảng bám kết hợp với đường và tinh bột sẽ sinh ra acid tấn công men răng làm răng bị sâu, ăn vặt quá nhiều sẽ làm quá trình phá hủy men răng diễn ra nhanh hơn.

- Ăn đồ quá nóng, quá lạnh, dùng răng cắn mạnh vào vật cứng: là những thói quen nên tránh, vì nó sẽ tác động trực tiếp đến lớp men răng, xuyên qua lớp men răng ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong răng như tủy răng và chân răng, có thể làm sứt tủy, ê răng, hỏng lớp men răng và tủy răng.

Mô tả ảnh.
Hạn chế ăn quá lạnh (Ảnh minh họa)

- Không đánh răng sau khi ăn: đánh răng giúp loại bỏ mảng bám gây phá hủy men răng. Không lấy hết những thức ăn thừa mắc lại ở các kẽ răng mà bàn chải không lấy hết đi được.

- Xỉa răng quá nhiều và quá lâu: làm rộng các kẽ răng, làm thức ăn dễ bị mắc lại sau ăn và gây tổn thương lợi.

- Không khám răng và làm sạch cao răng định kỳ: khám răng định kỳ giúp phát hiện ra những vấn đề về răng miệng để điều trị kịp thời, việc lấy cao răng định kỳ có tác dụng chống viêm lợi và viêm quanh răng.

- Không trám răng sâu: khi bị sâu răng nên đến nha sĩ trám hoặc nhổ răng nếu cần thiết, điều này giúp bảo vệ hàm răng và chống lại nguy cơ răng bị lung lay, rụng răng.

- Dùng bàn chải không tốt: không nên dùng bàn chải cứng và quá cũ dễ gây tổn thương cho răng và miệng, nên thay bàn chải 3 tháng 1 lần.

Như vậy để có một hàm răng trắng bóng, không sâu răng chúng ta cần hạn chế các loại thức ăn, đồ uống gây hại cho răng đã nêu ở trên, loại bỏ những thói quen không tốt có hại cho răng miệng.

Việc giữ vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách giữ một vai trò quan trọng. Đánh răng ngay sau khi ăn là điều quan trọng nhất và phải thực hiện thành thói quen. Thời gian cho mỗi lần đánh răng là 2 phút, chải kỹ cả 3 mặt của hàm răng, chải răng theo chiều dọc chứ không đánh ngang cổ răng. Nên dùng chỉ nha khoa làm sạch những kẽ răng bên trong. Khi đánh răng xong nên xúc miệng bằng nước súc miệng để làm sạch mọi ngóc ngách trong miệng.

Khám răng định kỳ và lấy cao răng 6 tháng 1 lần là một thói quen tốt.

  • Theo Ths. BS. Lê Thị Hải (SK-ĐS)

 

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,