Việc cuộc đàm phán trở nên lộn xộn nghiêm trọng vào Thứ Sáu đã khiến Tổng Thống Barack Obama phải tổ chức cuộc đàm phán kín với 19 nhà lãnh đạo thế giới để đưa ra bản thỏa thuận vào phút cuối về việc chống lại sự ấm lên của Trái đất.
Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy tại COP 15 - Ảnh: AFP
Các đại biểu lúc trước đã phê phán Trung Quốc và Hoa Kỳ về việc thiếu sự đồng thuận về chính trị, họ chờ đợi Obama, thủ tướng Ôn Gia Bảo và 110 nhà lãnh đạo thế giới khác nữa đặt bút ký trong vòng vài giờ tới.
Nhưng Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy nói rằng Trung Quốc đã kìm hãm sự tiến triển của cuộc đàm phán. Ông nói vậy sau cuộc họp kín đột xuất với Obama cà các nhà lãnh đạo khác.
Người phát ngôn của Obama, ông Robert Gibbs nói rằng Tổng thống Mỹ đã gặp gỡ với các nhà lãnh đạo thế giới đến từ Trung Quốc và Nga (cả hai được coi như những bên tham gia chủ chốt của cuộc đàm phán khí hậu) cùng với các nguyên thủ quốc gia của các nước giàu như Úc, Anh, Pháp và CHLB Đức và cả những nước đang phát triển như Ethiopia, Băng-la-đét và Colombia.
“Hầu hết các nhà lãnh đạo này vẫn đang còn tìm cách để đưa ra được sự đồng thuận có ý nghĩa để được chấp nhận” Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, ông Kazuo Kodama cho biết.
Việc thiếu sự đồng thuận làm cho các nhà lãnh đạo không theo được thời gian biểu đã định trước trong Hội nghị khí hậu Liên Hợp Quốc này. Việc nói chuyện tùy tiện của họ làm chậm trễ giờ khai mạc buổi họp chính thức.
Các đại biểu cho biết, sự tranh cãi giữa các quốc gia giàu và các nước đang phát triển vẫn tiếp tục trong cuộc họp kín. Việc phân chia thành hai phe này có ngay từ khi bắt đầu của hội nghị COP 15, trong khi mục đích của Hội nghị là đi đến đồng thuận về việc giảm khí thải từ cácbon điôxít và các chất khí khác.
Bộ trưởng môi trường Thụy Điển ông Andreas Carlgren - Ảnh: Suedia.se |
Chẳng có văn bản thỏa thuận nào được đưa ra khi các nguyên thủ quốc gia tụ hợp tại phòng họp Copenhagen, Bộ trưởng môi trường Thụy Điển ông Andreas Carlgren cho biết.
“Bây giờ tùy các nhà lãnh đạo thế giới quyết định” ông nói, họ sẽ bị áp lực trong việc đưa ra quyết định vào phút cuối do sự thôi thúc của ảnh hưởng khí hậu.
Ông Carlgren, người đại diện cho 27 quốc gia Liên minh châu Âu cho rằng sự bế tắc là do Trung Quốc “làm tắc nghẽn đi tắc nghẽn lại”, và cũng do sự đến muộn của Hoa Kỳ cùng với chương trình hỗ trợ dài hạn mà bà Hillary Clinton thông báo.
Một đại biểu châu Phi phàn nàn một cách cay đắng về bản công bố dự thảo “Yếu quá. Chẳng có chút gì tham vọng trong văn bản này” Ông Lumumba Di-Aping, nhà lãnh đạo Sudan, thuộc khối các nước đang phát triển cho biết.
Các đại biểu từ buổi họp ra về vào trước lúc trời sáng đều có vẻ thất vọng.
“Đó là một tuyên bố chính trị, nhưng chẳng nhiều nhặn gì” Đại biểu Trung Quốc ông Li Junhua nói.
“Đó là một thất vọng lớn. Một bản tuyên ngôn chính trị sẽ không bảo đảm sự sống còn của chúng ta” ông Selwin Hart nói. Ông là đại biểu của Barbados đại diện cho Liên minh các tiểu quốc đảo, trong số đó nhiều đảo này có nguy cơ bị nước biển dâng lên do BĐKH.
Các nhà lãnh đạo thế giới đưa bản thảo dự thảo gồm khoảng 3 trang cho các bộ trưởng vào lúc 3 giờ sáng, giờ địa phương, để họ tiếp tục làm việc này qua đêm. Nhưng đến 5 giờ sáng những đại biểu Mê-hi-cô và G-77 cùng Trung Quốc cho biết họ vẫn ở xa điểm đồng thuận.
-
Tú Oanh (Nguồn: en.cop15.dk)