- Sở TN-MT Đà Nẵng hợp tác với Đại học Kitakyshu (Nhật) nhằm cải tạo đất nhiễm dioxin thành đất trồng trọt
Ngày 10/9, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho hay, lãnh đạo TP đã đồng ý cho Sở TN-MT hợp tác với Trường Đại học
Du khách Nhật Bản tham quan các hình ảnh về nạn nhân chất độc da cam tại Đà Nẵng Ảnh: HC
Dự án dự kiến triển khai tại khu vực sân bay Đà Nẵng, nơi trước đây là căn cứ quân sự của quân đội Mỹ, nơi nạp chất diệt cỏ có chứa dioxin để đi phun rải ở nơi khác.
Tại đây sẽ xây dựng lò đốt đất nhiễm chất độc da cam/dioxin sử dụng khí gas có quy mô 2,4 tấn/ngày; xây dựng hệ thống phân huỷ rác hữu cơ thành khí gas để sử dụng cho lò đốt dioxin.
Trước đó, theo thông cáo báo chí của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, ngày 1/10, Chính phủ Hoa Kỳ đã công bố một dự án môi trường trị giá 1,69 triệu USD nhằm hỗ trợ VN cô lập và thử nghiệm xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng theo thoả thuận hợp tác của hai Chính phủ đầu năm 2009.
Sau khi hoàn thành giai đoạn 1 với việc di chuyển, chôn lấp đất và trầm tích bị ô nhiễm dioxin tại hố chôn lấp an toàn để loại trừ khả năng phơi nhiễm dioxin đối với con người và môi trường, giai đoạn tiếp theo sẽ tập trung vào việc tiêu hủy dioxin.
Theo kết quả các công trình nghiên cứu của Bộ Quốc phòng VN được tiến hành từ năm 2000 - 2004, hàm lượng trung bình của dioxin ở sân bay Đà Nẵng là 35ppb TEQ (phần ngàn tỷ) - cao gấp 35 lần cho phép đối với đất phi nông nghiệp được quy định ở Mỹ.
Kết quả nghiên cứu của Công ty Tư vấn Môi trường Hatfield (Canada) cũng cho thấy, mức độ ô nhiễm dioxin cao nhất trong mẫu đất ở sân bay Đà Nẵng là 365ppb; trong mẫu máu của người dân sống gần sân bay là 1.220ppt và của hai người dân khác sống ở khu vực lân cận khoảng 600ppt, cao hơn nhiều lần so với mức cho phép hàm lượng dioxin trong người của các nước công nghiệp phát triển trên thế giới.
Hiện khu vực bị ô nhiễm dioxin ở sân bay Đà Nẵng đã được xây dựng hàng rào phong toả nhằm ngăn chặn sự lan toả của chất độc ra môi trường.
-
Hải Châu