221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1237788
Quá ít doanh nghiệp tham gia thị trường mua bán khí thải
0
Article
null
Quá ít doanh nghiệp tham gia thị trường mua bán khí thải
,

Nghị định thư Kyoto (về biến đổi khí hậu) có một điểm nhấn quan trọng trong lĩnh vực kinh tế là sự hình thành thị trường mua bán khí nhà kính. 

  

Mô tả ảnh.
Khói bốc lên từ một nhà máy tại Trung Quốc. Ảnh: solarphile.com.

Một thị trường đầy tiềm năng

 

Đối với những nước phát triển, để giảm 1 tấn CO2 mất khoảng 30 - 40 USD, trong khi đó, nếu bỏ ra số tiền hỗ trợ các nước đang phát triển đổi mới công nghệ sản xuất để giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính và mua quota khí thải từ những nước này thì họ chỉ mất khoảng 7,5 - 16 USD. Chính sự chênh lệch này đã hình thành nên thị trường mua bán chỉ tiêu khí thải.

 

Theo TS. Nguyễn Quang Hồng, Đại học Kinh tế quốc dân, thị trường mua bán khí thải nhà kính là một thị trường mới mẻ, chưa từng có trong lịch sử phát triển kinh tế từ trước tới nay, vì vậy chưa có những quy ước, quy định chặt chẽ và rõ ràng trong cơ chế này.

 

Tuy nhiên, đã là thị trường thì phải có người mua và người bán. Người mua ở đây là các nước phát triển, người bán là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Giá cả hiện nay chưa hoàn toàn thống nhất, nhưng đang được đề xuất từ 2 đến 10 USD/tấn phát thải CO2 tùy theo từng dự án.

 

Về khả năng thực hiện các dự án về cơ chế phát triển sạch (CDM), Việt Nam là một nước có tiềm năng để thực hiện việc giảm phát thải. Nước ta không bị xếp vào “phụ lục 1” của thế giới, nghĩa là việc phát thải chung vào thế giới còn quá nhỏ bé, chưa phải bắt buộc giảm, nên rất thuận lợi để các nước phát triển đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế, đặc biệt là CDM, để họ có thể nhận được chứng chỉ.

 

 Là một trong những nước đang phát triển, Việt Nam đã nhanh chóng tham gia cam kết với các tổ chức quốc tế, như ký kết công ước khung nghị định Kyoto và tham gia dự án CDM. Việt Nam cũng đã có nhiều ngành bước đầu nghiên cứu và xây dựng các dự án tiềm năng về CDM.

   

Doanh nghiệp cần nhanh chóng tham gia

 

Mô tả ảnh.
Khói từ một nhà máy xi mang. Nguồn Internet.

TS. Nguyễn Quang Hồng cho biết, Việt Nam được giới chuyên môn đánh giá là nước có tiềm năng CDM trong nhiều ngành.

 

Chỉ trong giai đoạn 2001 - 2010, nước ta có thể giảm khoảng 80 - 120 triệu tấn CO2, nhưng trên cả nước, số doanh nghiệp tham gia vào thị trường này chỉ đếm trên đầu ngón tay, vì phần lớn doanh nghiệp của chúng ta thuộc loại vừa và nhỏ, trong khi đó định mức mà ban điều hành CDM quốc tế đưa ra (phải giảm 10 tấn CO2/doanh nghiệp/năm) là quá cao. Hơn nữa, việc chứng nhận khối lượng giảm khí thải đặt ra yêu cầu còn quá phức tạp.

 

Để thực hiện các dự án CDM, Việt Nam phải đối mặt với hai khó khăn chính: thiếu các văn bản pháp quy và các cơ chế hành chính để quản lý và thực hiện CDM; nhận thức về CDM của các nhà hoạch định chính sách và công chúng còn thấp.

 

Giới doanh nghiệp cũng chưa được thông tin rộng rãi về cách thức tự đánh giá khả năng tham gia CDM.

 

Để có thể tham gia CDM, cần xác định các hướng ưu tiên như việc cải thiện công nghệ hiện có (nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng) và áp dụng các công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường.

 

  • (Theo KHPT)

 

  

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,