Sao Thổ được chụp bởi tàu vũ trụ Cassini. |
Theo các nhà thiên văn, trận bão sét cuồng nộ trên sao Thổ từ giữa tháng 1 đến nay là cơn bão kéo dài nhất từng được biết đến trong Thái dương hệ.
Cơn bão sét cũng lớn hơn nhiều so với bão sét Trái đất với bề ngang khoảng 3.000km.
Mắt bão Storm Alley
Mặt trăng sao Thổ Tethys được thấy gần vùng bão Storm Alley. |
Bão sét ở sao Thổ thường xảy ra ở khoảng 350 phía nam xích đạo Sao Thổ, tại nơi mà các nhà khoa học gọi là Dường Bão (Storm Alley).
Trình bày trong Hội nghị Khoa học Vũ trụ Châu Âu diễn ra tại
Chuyên gia thời tiết vũ trụ Ingersoll của Caltech (Viện Công nghệ
Tất nhiên ở sao Thổ tồn tại những luồng sét có thể thấy bằng mắt thường nhưng không thể quan sát được bởi vì ánh sáng mặt trời được phản chiếu bởi vành đai sao Thổ đã làm sáng nửa tối của hành tinh này và làm mờ những ánh chớp.
Cũng có thể những tia sét xảy ra sâu bên dưới khí quyển của sao Thổ và ngăn những ánh sáng có thể quan sát được.
Bão sét kéo dài
Dường Bão Storm Alley với chiều ngang hơn 3.000km. |
Các nhà khoa học chưa rõ bằng cách nào bão sét hình thành ở sao Thổ hay những hành tinh khổng lồ khác như sao Mộc. Ingersoll cho biết đáng lý bão ở sao Thổ và sao Mộc phải tương tự nhau nhưng bão trên sao Mộc chỉ kéo dài vài ngày. Fischer cho rằng năng lượng bên trong của sao Thổ tạo ra năng lượng bão và tạo ra sự đối lưu thẳng đứng hoặc sự trao đổi nhiệt của những đám mây chứa nước.
Tương tự ở Trái đất, điều này dẫn đến sự tích điện của những phân tử nước và những đám mây dông phát triển.
Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa biết điều gì duy trì những cơn bão, nhưng những cơn bão kéo dài hơn nhiều so với Trái đất là đặc trưng tiêu biểu của sao Thổ.
-
Chi Giao (Theo National Geographic)