Nhật Bản đang chuẩn bị phát triển một dự án năng lượng mặt trời vũ trụ trị giá 2 nghìn tỉ yên (xấp xỉ 21 tỉ USD) nhằm tích lũy năng lượng điện từ vũ trụ dưới dạng sóng viba hoặc tia laze cung cấp cho 300 ngàn hộ gia đình tại Nhật trong vòng 3 thập kỷ.
Hình ảnh đồ họa của hệ thống năng lượng mặt trời vũ trụ (SSPS) - Ảnh Physorg |
Những trạm năng lượng dự tính sẽ sản xuất khoảng 1GW điện từ 4km2 diện tích tấm pin năng lượng mặt trời, đủ để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho 300 ngàn hộ dân Nhật Bản với mức tiêu dùng năng lượng hiện nay. Tấm pin năng lượng khổng lồ này sẽ ở trên quỹ đạo cách bề mặt Trái đất khoảng 36 ngàn kilômét do đó nó sẽ không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và có khả năng sản xuất điện liên tục.
Trung tâm NASA Mỹ đã tiến hành nghiên cứu tiềm năng của hệ thống năng lượng mặt trời vũ trụ trong vài thập kỉ qua và đã chi khoảng 80 tỉ USD cho việc nghiên cứu. NASA và những tổ chức chính phủ khác ước đoán chi phí của điện năng do tấm pin năng lượng mặt trời vũ trụ cung cấp ở vào khoảng 1 tỉ USD/1MW điện. Chi phí này được đánh giá là quá tốn kém.
Ảnh Physorg |
Koji Umehara, Giám đốc Bộ Phát triển và Sử dụng vũ trụ Nhật Bản cho biết, với việc phóng tên lửa đơn phương trị giá 10 tỉ yên, chi phí cho trạm năng lượng vũ trụ sẽ vào khoảng 2 nghìn tỉ yên, khiến cho chi phí điện năng cung cấp tăng thêm một cách thái quá.
Bước đầu tiên trong hành trình đưa dự án trên đến thành công là việc phóng một vệ tinh khớp với tấm pin năng lượng mặt trời vào năm 2015. Tấm pin này sẽ phát điện xuống mặt đất.
JAXA, cơ quan nghiên cứu hàng không vũ trụ Nhật Bản dự tính hệ thống năng lượng mặt trời vũ trụ sẽ đi vào hoạt động vào khoảng năm 2030.
-
Vũ Thủy (Theo Physorg)