221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1230410
Ủy hội sông Mekong không hoàn toàn bất ngờ
0
Article
null
Ủy hội sông Mekong không hoàn toàn bất ngờ
,

 - Trước thông tin Trung Quốc chuẩn bị đưa vào vận hành đập Tiểu Loan chắn ngang sông Mekong. Nhiều ý kiến cho rằng, việc làm này sẽ gây tác hại đến môi trường và cuộc sống cư dân xung quanh khu vực hạ nguồn, PV VietNamNet đã có cuộc trao đổi với TS. Lê Đức Trung, Tổng Thư ký Ủy ban sông Mekong Việt Nam về vấn đề này.

Trên dòng sông Cửu Long.
Trên dòng sông Cửu Long.

- Thời gian qua các cơ quan truyền thông đánh động công luận về sự kiện những con đập mà Trung Quốc đang xây dựng trên thượng nguồn sông Mekong. Việc làm này phải chăng đã gây tác hại không nhỏ đến môi trường và cuộc sống cư dân hạ nguồn sông Mekong trong đó có Việt Nam? 

Mô tả ảnh.
TS. Lê Đức Trung

- TS. Lê Đức Trung: Việc Trung Quốc (TQ) quan tâm phát triển thủy điện trên dòng chính sông Mekong ở khu vực này đã được dự báo trước và chúng tôi không hoàn toàn bất ngờ. Đối với Việt Nam, mối quan tâm đầu tiên là ở hai khía cạnh: phù sa và nguồn thủy sản.

Các con đập ngăn trên dòng chính, rõ ràng, sẽ làm lắng đọng phù sa ở lòng hồ và lượng phù sa xuống phía dưới sẽ bị giảm đáng kể. Đồng bằng sông Cửu Long của chúng ta sẽ phải đối mặt với ảnh hưởng của các con đập chặn dần nguồn phù sa phía thượng nguồn xuống, trước hết, độ màu mỡ, năng suất lúa sẽ bị suy giảm.

Sự suy giảm nguồn phù sa còn kéo theo sự suy giảm điều kiện sinh sống của các loại thủy sản. Hơn nữa, sự thay đổi về chế độ dòng chảy, nguồn nước cũng ảnh hưởng lớn đến tập quán sinh sống của loài cá. Nói chung, nguồn thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long bị suy giảm.

Ngoài ra, những tác động đến chất lượng nước, ảnh hưởng về địa chấn cũng khó nói trước rằng không gây hệ lụy gì, dù rằng phạm vi của nó chưa xác định chính xác được.

Tôi nghĩ, ảnh hưởng trên từ các con đập, dĩ nhiên, các nước khác ở hạ lưu cũng phải có phần hứng chịu, kể cả bản thân TQ. Vì vậy, khi làm việc với phía TQ chúng tôi đã đề xuất hai bên nên tăng cường trao đổi để cùng tham gia đánh giá tác động môi trường, có những biện pháp ứng xử, giảm thiểu tác hại.

Chim nước rừng U Minh.
Chim nước rừng U Minh.

- Việc TQ đưa đập Tiểu Loan vào hoạt động sẽ dẫn đến tình trạng lưu lượng nước của sông Mekong giảm do việc tích nước từ trên thượng nguồn. Vậy việc này có ảnh hưởng như thế nào đến vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và Việt Nam nói chung?

TS. Lê Đức Trung: Chúng tôi đang quan tâm đến việc điều tiết về mặt tổng lượng nước, có thể sẽ có những chế độ điều tiết cực đoan do việc tích nước ở đập Tiểu Loan.

Chúng tôi đang tiến hành trao đổi với TQ về khả năng tích nước trong mùa khô và xả nước trong mùa lũ, thậm chí là cả bài toán vỡ đập của con đập Tiểu Loan. Tất nhiên nếu có sự cố thì đồng bằng sông Cửu Long và các vùng hạ lưu khác cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn, vì vậy chúng ta cần phối hợp với các bạn Lào và Thái Lan trong Ủy hội sông Mekong Quốc tế để yêu cầu TQ tăng cường việc trao đổi thông tin và quan tâm đến mối đe doạ đó.

- Nhiều người cho rằng, việc xây đập chắn ngang sông Mekong của TQ có nguy cơ biến Mekong thành dòng sông bất hòa. Ủy hội sông Mekong có ý kiến gì trước những nhận xét này?

TS. Lê Đức Trung: Ủy hội sông Mekong Quốc tế có hai nhiệm vụ là thúc đẩy phát triển và bảo vệ môi trường trong trạng thái phát triển bền vững.

Các nước cần phải cân bằng giữa mặt phát triển và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, đối với sông Mekong thì vấn đề thực sự là phát triển. Nguyên nhân của việc ít phát triển này do có sự khác biệt về quyền lợi phát triển giữa các dòng sông.

Nếu việc phát triển và bảo vệ môi trường tốt, sông Mekong sẽ là cầu nối giữa các quốc gia trong khu vực thông qua các hoạt động phát triển. Nếu chúng ta các nước cùng nhau đầu tư trên chiến lược phát triển bảo vệ môi trường, giảm nhẹ tác động thì con sông này sẽ mang lại nguồn lợi cho Chính phủ và nhân dân các nước quanh lưu vực sông Mekong.

Nguy cơ  Mekong trở thành dòng sông bất hòa nếu các nước làm ngược lại. Hiện nay TQ làm đập trên dòng chính do đó họ không tham gia vào Ủy hội sông Mê Kong Quốc tế. Đây cũng là mối băn khoăn và quan tâm của những quốc gia hạ lưu. Sự trao đổi thông tin, tham khảo ý kiến giữa TQ và các quốc gia thực sự tương đối ít.

- Trước tình hình đó, chúng ta cần phải làm gì để giảm thiểu rủi ro?

TS. Lê Đức Trung: Trong tình hình và xu thế khai thác sông Mekong  như hiện nay của TQ, chúng ta phải thận trọng trong từng bước đi thích ứng, nhằm giảm thiểu tác động, tạo những biến đổi theo hướng thuận lợi.

Vừa qua, Ủy hội sông Mê Kong đã có hướng dẫn về việc thiết kế các công trình thủy điện trên dòng chính đảm bảo về mặt phù sa, cửa xả cát, các bậc thang cho cá đi, đảm bảo giao thông thủy. Tất cả nhằm giảm thiểu tác động của công trình thủy điện lên các lĩnh vực đó. Đấy mới là hướng đi lâu dài về phát triển trên nguyên tắc phát triển bền vững, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở trong toàn khu vực, trước hết trong các nước thành viên của Ủy hội sông Mekong.

Tiếc là TQ chưa là thành viên của Ủy hội sông Mekong nên đối với họ chỉ có thể đối thoại chứ chưa thể có chế tài gì.

- Xin cảm ơn ông! 

  • Mai Hà (Thực hiện) 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,