Ảnh: popsci.com |
Bước 1: Lấy ra từ phía gáy khoảng 100 tế bào sinh ra tóc.
Bước 2: Lấy tế bào sinh ra tóc nuôi cấy để nhân bản thành hàng triệu tế bào mới trong phòng thí nghiệm.
Bước 3: Ghép những tế bào mới vào trong mảng da đầu và kích thích chúng mọc lên những sợi tóc mới.
Sở dĩ các ông thường bị hói là vì một số tế bào của biểu bì gai sinh ra tóc cứ ít dần đi, nhất là ở đỉnh đầu và trán nên tóc thưa ra, rồi đến một lúc nào đó, các tế bào này mất hẳn. Khoảng da đầu ấy không mọc tóc nữa, thành ra bị hói.
Bước 2, 3 của quá trình tạo tóc trên mảng đầu bị hói - Ảnh: popsci.com |
Quá trình cấy tóc tiêu chuẩn là “lẩy” ra khoảng 6.000 tế bào khỏe mạnh, nhưng Farjo chỉ cần lấy 100 tế bào. Ông nhân bản những tế bào này trong phòng thí nghiệm cho tới khi có trong tay hàng triệu tế bào và ghép chúng vào những vùng da đầu tóc mọc thưa thớt. Tại đây, mỗi tế bào mọc ra một sợi tóc mới và kích thích sự mọc tóc ở các mô bên cạnh. Quy trình mà Farjo thực hiện còn được áp dụng để nhân bản các mô dùng vào mục đích trị liệu.
Farjo vừa tiến hành thử nghiệm phương pháp mới của mình đợt đầu tiên, bao gồm 13 người đàn ông hói bằng cách cấy ghép tóc nhân bản, kết hợp với matxa phần da đầu để máu lưu thông và 40% có bộ tóc hoàn toàn mới. Mục tiêu tiếp theo của ông là làm tóc mọc lên từ nang tóc trong phòng thí nghiệm rồi mới cấy. Như vậy trong tương lai chắc chẳng còn ai bị hói nữa, nếu bản thân không muốn.
T.H. (Theo Popsci.com)