221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1200604
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm từ nông trại tới… bàn ăn
1
Article
null
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm từ nông trại tới… bàn ăn
,

- Hai công ty đầu tiên ở Việt Nam đang tiến hành ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm xuất khẩu trên thị trường toàn cầu.  

Đại diện IBM cho biết các doanh nghiệp có thể trang bị dần những công nghệ này tùy theo tình hình sản xuất.

Thông tin trên được cho biết tại Hội thảo về Quy trình an toàn thực phẩm các nước ASEAN, do Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (SATI) thuộc Bộ Khoa học Công nghệ, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam phối hợp với IBM Việt Nam và Tập đoàn FXA - nhà cung cấp về các giải pháp truy xuất trong ngành công nghiệp thực phẩm (Thái Lan) tổ chức tại TP.HCM ngày 13/5.

Được biết, công nghệ truy xuất nguồn gốc thực phẩm là một phần trong dự án thử nghiệm do SATI quản lý. Trong đo, IBM và FXA sẽ phối hợp cung cấp một hệ thống sử dụng công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến (Radio Frequency Identification) theo dõi hoạt động xuất khẩu thủy hải sản.

Dự án thử nghiệm nói trên được thực hiện nhằm mục đích cho phép truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam mà vẫn đảm bảo độ tươi ngon của sản phẩm này trên thị trường toàn cầu.

Công nghệ mới cho phép truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam mà vẫn đảm bảo độ tươi ngon của các sản phẩm này trên thị trường toàn cầu...

Việc áp dụng công nghệ mới này sẽ cho phép các bên liên quan tiếp cận được những dữ liệu quan trọng. “Nói một cách đơn giản, khi ta tiến hành nhập khẩu một lô tôm, nhờ công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến ta có thể biết được xuất xứ của lô tôm đó, được chế biến ở đâu, vị trí hiện tại của chúng cũng như nhiệt độ và những dữ liệu liên quan khác” - một đại diện của IBM cho biết.

Ngoài ra, đại diện này còn cho biết thêm: "Trong trường hợp có biến cố xảy ra, công nghệ mới này còn cho phép các nhà bán lẻ, các cơ quan chức năng có thể xác định ngay vấn đề xảy ra ở khâu nào cũng như lô hàng nào”.

Công ty Bình An Seafood - một doanh nghiệp chế biến cá tại Cần Thơ và một doanh nghiệp khác chế biến tôm xuất khẩu tại Cà Mau là Công ty Camimex là hai doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đang tiến hành ứng dụng công nghệ này.

IBM cũng cho biết, các doanh nghiệp có thể trang bị dần những công nghệ này tùy theo tình hình sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp theo hình thức cuốn chiếu với giá khởi điểm là 10.000 đô la Mỹ.

  • Bài, ảnh: Mai Loan 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,