221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1184926
Phần Lan, Thuỵ Điển, Ý…trở lại với điện hạt nhân
1
Article
null
Phần Lan, Thuỵ Điển, Ý…trở lại với điện hạt nhân
,
- Thảm hoạ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl năm 1986 đã khiến nhiều nước châu Âu phản đối điện hạt nhân. Thế nhưng nay, gió đang xoay chiều. Nhiều nước bắt đầu quay trở lại với điện hạt nhân (ĐHN).

Ở Phần Lan, trong dịp kỷ niệm sự cố Chernobyl, 5 năm trước, hàng nghìn người dân Helsinki còn tuần hành phản đối kế hoạch xây dựng một nhà máy ĐHN mới. Nhưng, một năm trước đây, một cuộc thăm dò dư luận đã thu được con số: người ủng hộ - 53 % và phản đối - 41 %. Và bây giờ, xu hướng ủng hộ tăng thêm, với con số ủng hộ - 57 % và phản đối - 35 %.

Mô hình điện hạt nhân Nhật Bản. Ảnh: Ngọc Huyền
 
Trong thực tế, một lò phản ứng đang được xây dựng ở địa điểm Olkiluoto, Phần Lan, dự kiến hoàn thành vào năm 2009. Đây là lò đầu tiên của thế giới sử dụng công nghệ an toàn hạt nhân thế hệ thứ 3 và cũng là lò phản ứng hạt nhân đầu tiên, kể từ năm 1991, được xây dựng mới ở Tây, Bắc Âu

Dù đang dẫn đầu thế giới về sử dụng năng lượng tái tạo, Phần Lan vẫn phát triển ĐHN. Hai lò phản ứng với công suất điện 860 MW/lò và hai lò khác với 488 MW/lò trong nhiều năm nay đã đóng góp 25% tổng điện năng của nước này.

TIN LIÊN QUAN
Ở Thụy Điển, Chính phủ vừa quyết định cho xây thêm nhà máy điện hạt nhân. Đây là một sự kiện đặc biệt, vì Thụy Điển vẫn được xem là quốc gia tiên phong từ bỏ ĐHN. Sự kiện này rõ ràng đi ngược lại hoàn toàn kết quả của cuộc trưng cầu ý kiến năm 1981, đưa ra thời hạn ngừng hoạt động tất cả các nhà máy ĐHN ở nước này.

Tuy vậy, sự đổi chiều đó ở đất nước Bắc Âu cũng là hợp logic. Vì trong thực tế, sau gần 30 năm từ cuộc trưng cầu lịch sử, chỉ mới có 2 trong 12 lò phản ứng năng lượng ngừng hoạt động.

10 lò khác ở 3 nhà máy điện hạt nhân Oskarshamn, Ringhals và Forsmark còn lại vẫn cung cấp 50% điện năng cho đất nước mà chưa có nguồn điện năng sạch nào khác sẵn sàng thay thế. Chính Thủ tướng nước này, Fredrik Reinfeld, đã nói rằng, “ông không cảm thấy bị ràng buộc bởi kết quả của cuộc trưng cầu dân ý trước đây vì khi đó chưa chỉ ra nguồn năng lượng nào sẽ thay thế cho các nhà máy ĐHN”.

Nhà máy điện hạt nhân ở Pháp. Ảnh: TL
 
Cùng với Thụy Điển, nước Ý là quốc gia, năm 1987, sau sự cố Chernobyl, có cuộc trưng cầu dân ý, kết quả là số đông cử tri đòi hỏi từ bỏ sử dụng ĐHN. Nhưng khác với Thụy Điển, nước Ý đã thực hiện thực sự nguyện vọng đó, đóng cửa một số nhà máy ĐHN. Và, hậu quả là nước này trở thành nước phải nhập khẩu điện nhiều nhất châu Âu.

Thủ tướng Ý, đầu năm 2009 này. đã ký với Tổng thống Pháp văn bản hợp tác về ĐHN, đánh dấu sự trở lại với nguồn điện năng này sau hai thập kỷ chia tay. Đồng thời, các công ty năng lượng ENEL của Ý và EDF của Pháp cũng đã thỏa thuận nghiên cứu tính khả thi của việc xây dựng 4 nhà máy ĐHN ở Ý. 4 nhà máy này sẽ thay thế các nhà máy đã bị đóng cửa theo kết quả trưng cầu dân ý trước đây.

Thủ tướng Berlusconi nhấn mạnh: “Chúng ta cần tỉnh dậy sau giấc ngủ này… và hãy bắt đầu xây dựng nhà máy ĐHN của mình. Với công nghệ Pháp, việc xây dựng nhà máy ĐHN sẽ chỉ diễn ra một khoảng thời gian ngắn”.

Một nhà máy ĐHN được IAEA hỗ trợ kỹ thuật. Ảnh: IAEA
 
Ngành ĐHN ở các cường quốc hạt nhân châu Âu cũng chuyển mình.

Vương quốc Anh, một trong những nước đầu tiên có nhà máy ĐHN, đã quyết định tái khởi động chương trình ĐHN. Nước này đã phê chuẩn kế hoạch xây dựng một thế hệ nhà máy điện hạt nhân mới. Các nhà máy thế hệ mới nhất của Đức, E.ON và RWE đã liên kết với nhau trong một kế hoạch xây dựng ít nhất 4 lò phản ứng hạt nhân ở Anh với chi phí ước tính 20 tỷ Bảng. Nhà máy đầu tiên sẽ được đưa vào vận hành trong vòng 10 năm tới. Các nhà máy điện hạt nhân này sẽ cung cấp khoảng 6 GWe, tương đương với 10% tổng công suất của tất cả các nhà máy điện hiện nay ở Anh.

Ở nước Pháp, các nhà công nghiệp hàng đầu như Areva và EDF, ngoài hai thị trường lớn hiện nay là Mỹ và Trung quốc, đang chuẩn bị một làn sóng đầu tư vào thị trường của thế giới A rập. Pháp phát triển mạnh ĐHN sau khủng hoảng dầu mỏ thập kỷ 70 và coi ĐHN là giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Hiện nay ĐHN của Pháp chiếm 78% tổng sản lượng điện quốc gia.

Nước Nga tiếp tục xem ĐHN là một lựa chọn quan trọng trong chính sách năng lượng quốc gia với sáng kiến thiên niên kỷ của Tổng thống Putin về chu trình nhiên liệu cải tiến. Nga đã hoàn thành xây dựng và đưa nhà máy điện hạt nhân Kalinin-3 vào hoạt động tháng 12 năm 2004. Theo kế hoạch Nga sẽ tăng gấp đôi công suất ĐHN từ 22 GWe hiện nay lên 53 GWe vào năm 2020.

Trước mối đe doạ của sự thay đổi khí hậu toàn cầu và xu hướng quay trở lại với ĐHN hiện nay, Nghị viện châu Âu, cuối năm vừa qua, đã bỏ phiếu tán thành nghị quyết cho rằng “năng lượng hạt nhân” là tuyệt đối cần thiết để cho EU đáp ứng nhu cầu điện năng cơ bản trung hạn.
  • Hoàng Hà
 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,