221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1172408
Năm 2009: Nước biển xâm nhập sâu vào 70 km ở ĐBSCL
1
Article
null
Năm 2009: Nước biển xâm nhập sâu vào 70 km ở ĐBSCL
,

 - Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, mùa khô năm nay, vào tháng 5, nước mặn có thể xâm nhập sâu nội địa vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 70km qua các cửa thuộc sông Mê Kông, sâu hơn 5km so với cùng kỳ 2008.

Biến đổi khí hậu có thể nhấn chìm 40.000 km2 đồng bằng ven biển. Ảnh minh họa. Ảnh: Kinh tế nông thôn

Đặc biệt, trên sông Ông Đốc (không thuộc hệ thống sông Mekong) hiện có nhiều cửa sông thông với biển Tây nhưng chưa có công trình ngăn mặn. Vì vậy, toàn bộ tuyến sông Ông Đốc bị nhiễm mặn. Độ mặn tăng cao nhất trong tháng 3, 4 là 28‰. Ở độ mặn này, cây nông nghiệp không thể sống được.

Thông tin từ Viện cho biết, từ tháng 3 năm nay, nước mặn sẽ xâm nhập sâu hơn vào nội địa tại hầu hết các tỉnh ven biển ĐB SCL gồm: Long An,Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Một số tỉnh nằm cách xa biển như An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, thành phố Cần Thơ cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Mùa khô năm 2008, nhiều tỉnh thuộc ĐBSCL bị nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa gần 65 km đã xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt.

Theo GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, nước biển dâng là một hiện tượng ảnh hưởng Biến đổi khí hậu. Là một trong hai vùng sản xuất nông nghiệp lớn của cả nước, nếu không có giống mới chịu được mặn, kinh tế lúa và kinh tế vườn sẽ giảm sút ở ĐB SCL; kinh tế biển sẽ tăng trưởng nhanh nhưng chưa chắc sẽ bù đắp lại hai sự sụt giảm trên; đầu tư trong lĩnh vực công thương nghiệp càng khó thu hút hơn.

Bên cạnh đó, xây dựng kết cấu hạ tầng đã tốn kém càng tốn kém hơn; Biến động về phân bố dân cư, đô thị và các trung tâm, cơ sở kinh tế sẽ diễn ra sự dịch chuyển trong nội vùng và ra ngoài vùng ĐBSCL.

Trong tương lai, những nguy cơ từ tác động của biến đổi khí hậu (đặc biệt hiện tượng nước biển dâng) có khả năng sẽ nhấn chìm vùng Đồng bằng sông Hồng và sông Mê Kông, sẽ có 10% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%, khoảng 40 ngàn km² đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm (rộng gấp 20 lần diện tích TP.HCM)…

Trong đó, 90% diện tích thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập hoàn toàn. Và nếu BĐKH không dừng lại, nước biển tiếp tục dâng lên ở mức 3m thì Việt Nam sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất đối với GDP lên tới 25%.

  • V.Giang
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,