221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1112730
Chuyển gen, tăng năng suất 4 loại cây trồng Việt Nam
1
Article
null
Chuyển gen, tăng năng suất 4 loại cây trồng Việt Nam
,

 - Bốn loại cây được sử dụng cho chăn nuôi gồm: ngô, đậu nành, khoai mì, khoai tây là những cây mà Việt Nam cần áp dụng chuyển gen để tăng năng suất càng nhanh càng tốt. Và chưa nên ứng dụng đối với các cây khác như: hồ tiêu, lúa, cà phê để tránh ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà nhập khẩu trên thế giới.

 

Nhờ phương pháp chuyển gene, quá trình lão suy ở lá cây bắp cải sẽ chậm lại... (Nguồn: hoahocdoisong.com)

Thông tin trên được TS. Nguyễn Quốc Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM cung cấp tại hội thảo “Công nghệ sinh học cho cây trồng ở Việt Nam: Hướng phát triển cho tương lai” do Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Hoa Kỳ tổ chức ngày 29/9. 

Diễn giả chính của buổi hội thảo là TS. Paul S.Teng (Đại học Nanyang, Singapore) - một trong những người có nhiều kinh nghiệm về công nghệ sinh học trên thế giới. Ngoài ra, hội thảo còn có sự tham dự của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học đến từ các viện, trường đại học trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh khu vực phía Nam, miền Trung và Tây Nguyên.
 

TS Paul S.Teng cho biết CNSH sẽ giúp tăng tiềm năng năng suất và năng suất thực tế...(Ảnh: M.L)

Trong phần báo cáo của mình tại hội thảo, TS. Paul S.Teng đã trình bày vai trò của công nghệ sinh học (CNSH) cũng như những công việc cần thiết để phát triển việc sử dụng CNSH trong nông nghiệp. 

Theo TS. S.Teng, những ứng dụng của CNSH trong nông nghiệp gồm việc cải tiến chọn giống truyền thống bằng chọn giống nhờ chỉ thị phân tử; các phương pháp xác định sớm, chẩn đoán và nâng cao kiến thức về di truyền và sinh thái quản lý đa dạng sinh học. CNSH sẽ giúp tăng tiềm năng năng suất và năng suất thực tế cũng như giảm thiểu mất mát do sâu bệnh và cỏ dại cũng như giảm chi phí công lao động cho việc làm cỏ và phun thuốc trừ sâu.

Nói về lợi nhuận của cây trồng biến đổi gen, TS. Paul S.Teng đã chỉ ra những ưu điểm cụ thể của việc áp dụng cây chuyển gen như: tăng năng suất và thu nhập, giúp bảo vệ đa dạng sinh học; tác động tốt đến môi trường, giảm các tác động từ bên ngoài vào; lợi ích về mặt xã hội cũng như việc cung cấp thực phẩm thức ăn cho chăn nuôi được cung cấp nhiều hơn.

Cũng tại buổi báo cáo, các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ sinh học Việt Nam cũng có những báo cáo về việc nghiên cứu chuyển gen như: “Nghiên cứu chuyển nạp gen ở đậu tương và tạo dòng đậu tương biến đổi gen kháng sâu” của TS. Trần Thị Cúc Hoa (Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long); “Nghiên cứu khả năng làm tăng tuổi thọ hoa cúc nhờ chuyển gen IPT tạo CyTokinni” của tác giả Nguyễn Hữu Hồ và cộng sự (Viện sinh học nhiệt đới)…

Hiện đã có 674 sản phẩm cây trồng biến đổi gen đã được 53 Chính phủ phê chuẩn có mặt trên thị trường từ tháng 11/2007.  Trong đó, sản phẩm cây trồng biến đổi gen đầu tiên được thương mại hóa vào năm 1993-1994.

Sau khi nghe các nhà nghiên cứu khoa học Việt Nam trình bày tại hội thảo, TS. Paul S.Teng cho biết ông rất ấn tượng với năng lực triển khai của các viện, trường đại học Việt Nam. Tuy nhiên, việc đưa những ứng dụng nói trên ra đồng ruộng, tới bàn ăn cũng như tới tay người tiêu dùng còn rất xa vời. Nguyên nhân là các nhà khoa học Việt Nam còn thiếu cơ sở pháp lý để có thể triển khai áp dụng nghiên cứu của mình vào thực tế. 

Để thực hiện được điều mà các đồng nghiệp Việt Nam báo cáo tại hội thảo, TS. Paul Teng cho rằng nhất thiết phải triển khai các ruộng mẫu, sau đó thử nghiệm nhân giống tại nhiều địa phương trên cả nước. Sau cùng là đảm bảo và chứng minh được tính an toàn của thực phẩm bằng các chứng cứ khoa học.

  • Mai Loan
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,