221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1112348
Đóng cửa DN làm bẩn môi trường - việc dễ... khó làm?
1
Article
null
Đóng cửa DN làm bẩn môi trường - việc dễ... khó làm?
,

 - Chỉ bị kiểm tra 1-2 lần/năm, trong khi xây hệ thống xử lý nước thải tốn vài tỷ đồng, nên nhiều DN thường chọn biện pháp “xả chui”. PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM phân tích nguyên nhân bùng phát vi phạm về môi trường...

PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn và cộng sự vừa hoàn thành đề tài "Nghiên cứu xây dựng hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại các khu công nghiệp - khu chế xuất ở TP.HCM". Ông Tuấn cho biết, đề tài nói trên đã được thử nghiệm tại khu công nghiệp Tân Bình và cho kết quả tốt. Hiện Chi cục bảo vệ môi trường đang dự kiến thiết lập mạng lưới quan trắc tự động cho Ban quản lý các khu công nghiệp - khu chế xuất (Hepza) tại TP.HCM. 

Dùng dằng lệnh "trảm"

- Hepza vừa công bố danh sách 26 doanh nghiệp (DN) vi phạm pháp luật về môi trường và cho biết sẽ rút giấy chứng nhận đầu tư đối với những DN tái vi phạm. Theo ông, quyết định trên đã đủ sức “răn đe”? 

PGS.TS Nguyễn Đình Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM. (Ảnh: M.L)

- Theo quan điểm của cá nhân tôi, việc rút giấy chứng nhận đầu tư đối với các DN tái vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật về môi trường là một quyết định đòi hỏi phải được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đóng cửa một DN đâu phải chuyện đơn giản, bởi nó còn liên quan đến rất nhiều vấn đề khác. 

Ví dụ, nếu thẳng tay rút giấy phép đầu tư 26 DN nói trên, mỗi DN có khoảng 1.000 công nhân, thì có tới 26.000 công nhân sẽ mất việc làm; kinh tế của 26.000 gia đình sẽ bị ảnh hưởng. Đấy là còn chưa kể đến những hệ quả khác…

- Có nghĩa là các cơ quan quản lý sẽ “không làm gì được” các DN vi phạm?

- Tôi đã nói đó là quan điểm của cá nhân tôi. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là các cơ quan quản lý không dám đóng cửa các DN có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng về môi trường. 

Nhưng xét cho cùng, đây là một bài toán tổng hợp cần phải được cân nhắc đến nhiều yếu tố; tuy nhiên, đối với những hành vi vi phạm nghiêm trọng, chúng ta cần kiên quyết, mạnh tay xử lý và xử lý càng nhanh càng tốt.

Ông có nghĩ 
còn nhiều khu vực ô nhiễm nhưng chưa được công bố và nhiều DN vi phạm chưa bị phát hiện?

- 26 DN do Hepza công bố chỉ là con số “khiêm tốn” bởi hầu như DN nào cũng đều gây ô nhiễm nhưng là ô nhiễm ở mức độ nào, và ở thời điểm nào mà thôi. 

Việc Hepza công bố 26 DN vi phạm pháp luật về môi trường ngay sau… vụ Vedan, theo tôi có thể là do phản ứng dây chuyền nhưng cũng có thể là do ngẫu nhiên. Việc công bố đó có chủ đích hay không thì cũng đều có lợi cho người dân và xã hội.

Một miệng cống xả nước thải ra sông Thị Vải. (Ảnh: Hồ Thu)

Kiểm soát tự động và liên tục khí, nước thải

- Hầu hết các DN vi phạm mà Hepza công bố, phần lớn đều vi phạm do xử lý nước thải không đạt (hoặc không xử lý). Theo ông, nguyên nhân chính của tình trạng này là gì?

- Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong đó quan trọng nhất là khâu xử lý nước thải cuối đường ống (gồm: giảm thiểu tại nguồn và xử lý cuối đường ống). Trong khi đó, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải rất tốn kém (vài tỷ đồng chưa kể chi phí vận hành) nên nhiều DN thường chọn biện pháp “xả chui” hoặc xử lý không triệt để.

- Đề tài “Xây dựng hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại các khu công nghiệp - khu chế xuất” do ông làm chủ nhiệm (nghiệm thu 2008) được đánh giá là một trong những biện pháp kiểm soát được chất lượng nước thải khá tốt? Ông nghĩ thế nào về nhận xét này?

- Theo tôi, việc xây dựng lắp đặt hệ thống quan trắc tự động khí thải, nước thải tại các khu công nghiệp - khu chế xuất là một trong những giải pháp toàn diện hơn cả. 

Như chúng ta đã biết, vấn đề ô nhiễm được phát sinh từ nguồn thải, tuy nhiên việc kiểm tra của các cơ quan quản lý của ta hiện nay chưa đủ làm các DN “sợ”. Một năm chỉ đi kiểm tra có 1 hoặc 2 lần thì lấy gì để các DN sợ? Nói thẳng ra, các DN thừa sức đối phó với việc kiểm tra của các cơ quan quản lý. 

Nhưng, nếu sử dụng hệ thống quan trắc tự động nước thải sẽ cho phép kiểm soát một cách liên tục bằng cách đặt hệ thống thiết bị đó tại các khu xử lý chất thải của từng DN sau đó nối mạng (internet hoặc điện thoại), nguồn mạng đặt tại Chi cục bảo vệ môi trường TP. Bất kì lúc nào chúng ta cũng có thể kiểm tra được chất lượng nước thải, đồng thời dữ liệu cung cấp sẽ được lưu lại bất cứ thời gian nào.

-
Có nghĩa là thiết bị quan trắc tự động nước thải có thể thay thế hoàn toàn công tác kiểm tra của các cơ quan quản lý?

- Tất nhiên là không! Thiết bị quan trắc tự động nói trên chỉ là công cụ và nó không thể thay thế được công tác kiểm tra cũng như xử phạt của các cơ quan quản lý. Công cụ đó chỉ có thể giúp cho việc phát hiện các DN vi phạm pháp luật về môi trường chứ không thể thay thế được thái độ của các nhà quản lý. 

Theo tôi, ngoài việc lắp đặt thiết bị quan trắc tự động thì các giải pháp như tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của DN cũng là một trong những giải pháp đem lại kết quả.

- Xin cảm ơn ông.

  • Mai Loan (thực hiện)

Ý kiến của bạn?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;