221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1091372
Nghị định 115 - Đột phá đổi mới KHCN Việt Nam
1
Article
null
Nghị định 115 - Đột phá đổi mới KHCN Việt Nam
,

 - Các tổ chức khoa học -công nghệ (KHCN) chuyển hoạt động theo Nghị định 115 sẽ thay đổi thế nào về tài chính, tài sản và con người? Phân tích của TS Nguyễn Quân, Thứ trưởng Bộ KHCN về lý do và cách thức chuyển đổi theo nghị định này.

 
Kính mời bạn đọc tham gia buổi Giao lưu trực tuyến về Nghị định 115. Nhằm đáp ứng quan tâm của bạn đọc về việc chuyển đổi sang cơ chế hoạt động tự chủ theo Nghị định 115 của các tổ chức KHCN công lập, báo VietNamNet phối hợp với Bộ KH-CN tổ chức buổi giao lưu trực tuyến về chủ đề này. Buổi giao lưu trực tuyến sẽ diễn ra từ 9-11g, ngày 30/7. Kính mời bạn đọc tham gia và đặt câu hỏi với TS Nguyễn Quân, Thứ trưởng Bộ KHCN và các chuyên gia về vấn đề này.    
Trước những bức xúc của thực tiễn phát triển kinh tế xã hội, để thực hiện Nghị quyết của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ, trong mấy năm qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai xây dựng nhiều chính sách mới nhằm đổi mới hoạt động KH&CN, phát triển tiềm lực KH&CN.

Nổi bật trong số đó có các đề án được dư luận rất quan tâm như: Đề án “Đổi mới cơ chế quản lý KH&CN” ban hành theo Quyết định số 172/2004/QĐ-TTg ngày 31/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập (gọi tắt là Nghị định 115); Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp KH&CN (gọi tắt là Nghị định 80). 

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tại Học viện Quân y. Ảnh: Ngọc Huyền


Khoán 10 trong khoa học… 

Nghị định 115 và Nghị định 80 của Chính phủ là hai giải pháp quan trọng về tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học, quy định việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao nhất cho các tổ chức KH&CN công lập (nhiều năm qua được hưởng kinh phí hoạt động thường xuyên từ ngân sách nhà nước theo cơ chế bao cấp), đó chính là cơ chế của doanh nghiệp như các nghị quyết của Đảng đã yêu cầu. Theo Nghị định 115, nhà nước cho phép các tổ chức KH&CN được lựa chọn 3 loại hình tổ chức:

Thứ nhất là tổ chức KH&CN nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược chính sách phục vụ quản lý nhà nước, được ngân sách tiếp tục đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên nhưng sử dụng theo phương thức khoán tương ứng với nhiệm vụ được giao. Loại hình tổ chức này về cơ bản vẫn được nhà nước “bao cấp” như trước đây nhưng với mức độ tự chủ cao hơn.

Thứ hai là tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí hoạt động (gọi tắt là tổ chức chuyển đổi), được hiểu là đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên (quỹ lương và chi hoạt động bộ máy), sau khi chuyển đổi vẫn là một tổ chức KH&CN hoạt động theo Luật Khoa học và Công nghệ, được nhà nước tiếp tục hỗ trợ kinh phí thông qua nhiệm vụ và đầu tư phát triển, đồng thời nếu có hoạt động sản xuất kinh doanh thì được hưởng những quyền lợi khác như doanh nghiệp mới thành lập.

Thứ ba là doanh nghiệp KH&CN, được hiểu là doanh nghiệp đa sở hữu mới khởi nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực KH&CN theo Luật Doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh các sản phẩm mới dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học, bí quyết công nghệ, kết quả ươm tạo công nghệ, được hưởng chính sách ưu đãi cao của nhà nước trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển.

Tự chủ về tài chính, được giao tài sản để chủ động sử dụng cho nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh và phân cấp quản lý cán bộ viên chức là ba vấn đề vướng mắc nhất trong hoạt động của các tổ chức KH&CN nhiều năm qua, làm cản trở sự phát triển của tổ chức KH&CN và cần phải tháo gỡ.

Để có giải pháp đột phá trong cơ chế hoạt động của các tổ chức KH&CN, đồng thời giải quyết được các “vướng mắc” này, Nghị định 115 đã giao quyền tự chủ cao cho tổ chức KH&CN, giao trách nhiệm cho người đứng đầu và tập thể lãnh đạo đơn vị đối với tất cả các mặt công tác, Còn Nghị định 80 đã đẩy thêm một bước để các nhà khoa học tự chủ cao hơn, tự chủ theo cơ chế doanh nghiệp. Chính vì thế, dư luận xã hội đã so sánh hai văn bản này với cơ chế “khoán 10” trong lĩnh vực KH&CN.

"Khoán 10"… tổ chức KHCN được lợi gì?

Về tài chính: Nghị định 115 quy định thay đổi căn bản phương thức cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước, thay vì cấp theo biên chế, nay các tổ chức KH&CN sẽ được cấp theo nhiệm vụ do nhà nước giao, đặt hàng (có thể bao gồm cả kinh phí để duy trì bộ máy theo chức năng nhiệm vụ), hoặc thông qua đấu thầu, tuyển chọn.

Một Hội nghị về 115 được tổ chức tại TP.HCM thu hút sự quan tâm của đông đảo đại diện các tổ chức KHCN công lập  (Ảnh: M. Loan)
Ngoài ra, Nghị định 115 cho phép các tổ chức KH&CN khi có sản xuất kinh doanh thì được hoạt động “như doanh nghiệp” hoặc có thể chuyển thành doanh nghiệp thực sự, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như doanh nghiệp, được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (miễn 4 năm, giảm 50% trong 9 năm và thuế suất 10%) và nhiều ưu đãi khác, có quyền xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp công nghệ và sản phẩm thuộc lĩnh vực chuyên môn, được liên doanh, liên kết sản xuất với mọi tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước, được trực tiếp thuê chuyên gia nước ngoài vào làm việc.

Riêng các tổ chức KH&CN nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược chính sách phục vụ quản lý nhà nước, nghiên cứu khoa học phục vụ dịch vụ công ích của nhà nước được ngân sách nhà nước tiếp tục cấp kinh phí hoạt động thường xuyên nhưng cho phép sử dụng theo phương thức khoán tương ứng với nhiệm vụ được giao.

Về tài sản, Nghị định 115 cho phép các tổ chức KH&CN được cấp có thẩm quyền giao tài sản, kể cả quyền sử dụng đất và được quản lý, sử dụng tài sản cho nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật, tài sản nào sử dụng cho sản xuất kinh doanh thì phải trích khấu hao như tài sản nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước và hạch toán vào giá thành sản phẩm, được giữ lại khấu hao để bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Nếu đơn vị chuyển đổi thành doanh nghiệp KH&CN theo Nghị định 80 thì tài sản được coi là phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp, có thể được giao đất, thuê đất và sử dụng tài sản thế chấp, vay vốn, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật.

Về quản lý cán bộ viên chức, Nghị định 115 tăng quyền hạn cho người đứng đầu các tổ chức KH&CN góp phần cải cách hành chính và phân cấp quản lý một cách triệt để, đồng thời có quy định sự phối hợp, giám sát của các tổ chức chính trị và chính trị xã hội trong đơn vị. Đó là:

1. Thủ trưởng tổ chức KH&CN được quyền quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, ký hợp đồng làm việc, nâng bậc lương (đúng thời hạn, trước thời hạn và vượt 1 bậc khi có thành tích xuất sắc) trong cùng ngạch và quyết định chuyển ngạch viên chức từ ngạch nghiên cứu viên chính và tương đương trở xuống.

2. Mức thu nhập của cán bộ, viên chức không bị giới hạn mức tối đa căn cứ vào hiệu quả công việc, có thể gấp nhiều lần mức lương cơ bản theo quy định của nhà nước, sau khi đó hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước và trích lập các quỹ theo quy định, tiền lương trong hợp đồng làm việc được tính vào chi phí hợp lý trước thuế;

3. Chính thức cho phép bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo của tổ chức KH&CN đối với viên chức đã làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có thời gian từ 3 năm trở lên.

4. Cán bộ, viên chức chuyển sang chế độ ký hợp đồng làm việc, không phân biệt người đó trước đây trong biên chế hay ngoài biên chế.

Khi tổ chức KH&CN lựa chọn hình thức chuyển đổi thành doanh nghiệp KH&CN theo Nghị định 80, cán bộ viên chức sẽ hưởng chính sách chung đối với người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Mặc dù vậy, vẫn có nhiều người hiểu sai tinh thần của Nghị định 115 nên lo ngại một cách thiếu căn cứ. Ví dụ họ hiểu thuật ngữ “tự chủ” theo nghĩa hẹp là tự trang trải về tài chính mà quên rằng Nghị định 115 cũng tạo cho họ quyền tự chủ cao và toàn diện về tổ chức, biên chế, quản lý cán bộ. Hoặc hiểu “tự trang trải kinh phí” là nhà nước sẽ cắt mọi nguồn kinh phí mà không biết rằng Nghị định 115 quy định chỉ thay đổi phương thức cấp kinh phí hoạt động thường xuyên (tức là quỹ lương và chi bộ máy) từ phương thức cấp theo số lượng biên chế sang phương thức cấp theo nhiệm vụ, kể cả nhiệm vụ duy trì bộ máy để thực hiện chức năng thường xuyên của đơn vị.

Thực tế, nhiều đơn vị đã rất thành công sau khi chuyển đổi theo Nghị định 115  và đánh giá cao chính sách của Chính phủ đã tạo cho họ “cơ hội vàng” để phát triển.

  • Nguyễn Quân - Thứ trưởng Bộ KHCN

Ý kiến của Bạn:

Phản hồi từ bạn đọc:

Ho ten: Duc Nguyen Viet
Dia chi: 30, ngõ 3/40, Thái Hà, Đống Đa , Hà Nội
Email: duc.nguyenviet@yahoo.com
Tieu de: Trả công cho chất xám
Noi dung: Thưa ông, theo nghị định 115, những người có bằng phát minh sáng chế chưa được áp dụng vào sản xuất có được rao bán cho các doanh nghiệp không. Và, những người có phát minh sáng chế đã áp dụng vào sản xuất có được trả tiền bản quyền không ?

Ho ten: Tran Quoc Thanh
Dia chi: So NN Nghe An
Email: thanhpgdtsna@yahoo.com
Tieu de: Xin hoi
Noi dung: Thưa Thứ trưởng Nguyễn Quân, hiện nay, cả nước đang thực hiện nghị định 115. Đây là chủ trương đúng đắn. Tuy vậy, khi triển khai ở cấp tỉnh, các trung tâm giống cây trồng, vật nuôi là những đơn vị sự nghiệp chuyên ngành thì có thực tế là năng lực không đáp ứng được khi chuyển sang cơ chế tự chủ. Như vậy, liệu việc áp dụng nghị định 115 đối với với các đơn vị này có vội vàng quá không hay chỉ nên áp dụng nghị định 43?

Ho ten: Tô Đức Hiện
Dia chi: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Giang
Email: toduchien.hg@gmail.com
Tieu de: Chuyển đổi theo nghị định 115- những tỉnh khó khăn thì sao?
Noi dung: Thưa Thứ trưởng Nguyễn Quân. Tôi cũng đã nghiên cứu kỹ nghị đinh 115, tôi thấy nếu xét về tổng thể trên phạm vi cả nước thì nghị định cơ bản là phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của việc phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Song nếu xem xét ở một tỉnh, đặc biệt những tỉnh đặc thù như điều kiện, tiềm năng phát triển kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp... như tỉnh Lai Châu, Hà Giang... thì nghị định 115 còn bộc lộ những vấn đề bất cập. Với những địa phương có những đặc thù như vậy, đề nghị Thứ trưởng cho biết những giải pháp tháo gỡ nhằm một mặt tạo điều kiện cho các đơn vị khi chuyển đổi hoạt động hiệu quả? 


,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,