221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1008810
Triều cường dâng cao dị thường: Các nhà khoa học nói gì?
1
Article
null
Triều cường dâng cao dị thường: Các nhà khoa học nói gì?
,

(VietNam Net) - Ở TP.HCM, mực nước biển dâng dị thường theo con nước một ngày có thể tới hai lần, gây triều cường. Tuy nhiên,  hệ thống thoát nước cục bộ ở đây cũng chưa tốt, không thể đổ hoàn toàn cho môi trường tự nhiên...

>> Triều cường lịch sử ở TP.HCM: Thiệt hại tiền tỷ  
>> Video: Chìm trong đỉnh triều cường  
>> Triều cường lịch sử, hàng ngàn hộ dân rối loạn 

Bài 1: Vì sao triều cường dâng cao dị thường?  

TS. Bùi Xuân Thông: Không thể đổ hoàn toàn cho cho tự nhiên 

Bùi Xuân Thông

TS. Bùi Xuân Thông; Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Biển

Ở Việt Nam, nếu gọi là triều cường thì hàng tháng đều có nhưng đặc biệt vào tháng 10, tháng 11, tháng 12 và tháng 1 hàng năm là thời kỳ thuỷ triều có độ lớn nhất trong năm.

Hiện tượng triều cường, nói chung là mực nước biển dâng cao dị trường trong đó có vai trò của thuỷ triều. Thuỷ triều vẫn có quy luật chung đều đều nhưng do kết hợp với các hiệu ứng khác nữa mới tạo nên mực nước biển dâng dị thường vào thời điểm này.

Hiện tượng này vẫn thường xuyên xảy ra, nhưng đặc biệt vào tháng 10, tháng 11, tháng 12, tháng 1 hàng năm và  xảy ra một cách đáng kể ở các bờ biển miền Trung và miền Đông Nam Bộ.

Ở TP.HCM có hơi khác hơn một chút tức là vẫn là mực nước biển dâng dị thường theo con nước một ngày có thể tới hai lần. Gây ngập lụt ở đây cũng là sự ứ đọng của lũ và công tác quy hoạch thoát lũ ở TP.HCM chưa tốt, chưa đúng nên xảy ra tình trạng ngập úng, ngập lụt cục bộ.

Điều này không thể đổ hoàn toàn cho môi trường tự nhiên. Việc cải tạo hệ thống thoát nước, chống ngập úng ở TP.HCM cần có quy hoạch tổng thể hơn. Vấn đề cơ bản vẫn là hệ thống thoát nước cục bộ chưa tốt.

Theo con số khảo sát của đề tài: "Nghiên cứu hiện tượng mực nước biển dâng dị thường không phải do bão xảy ra tại các vùng cửa sông ven biển Việt Nam" mực nước biển dâng trong thời kỳ triều cường không có bão tại TPHCM như sau: tháng  9/2004, đường Mễ Cốc, bến Bình Đông là 0,5 - 0,7 m, tháng 10/2004 tại Quận Bình Thạnh 1,2 - 1,4m đã gây ngập lụt. Con số này cho thấy nếu công thêm các yếu tố gió mùa Đông Bắc, động đất thì mực nước biển còn dâng cao hơn rất nhiều.   

Mưa kết hợp triều cường gây ngập nhiều tuyến đường tại TP.HCM vào chiều 11/10 (Ảnh: Trần Duy) 

PGS.TS Trần Việt Liễn:  Triều cường dâng năm nay thuộc loại hiếm, 30-40 năm mới xảy ra một lần


Trần Việt Liễn

PGS.TS Trần Việt Liễn, Trung tâm Khoa học Công nghệ khí tượng Thuỷ văn và Môi trường

Có nhiều nguyên nhân gây thủy triều.

Thứ nhất, nguyên nhân do lực hấp dẫn giữa Trái đất và Mặt trăng.

Thứ hai, nguyên nhân do tác động của luồng khí quyển phía trên, từ trung tâm khí áp thấp, trung tâm khí áp cao. Trung tâm khí áp thấp, nước sẽ dâng lên. Còn trung tâm khí áp cao, ở đó, nước sẽ rút xuống. Quan trọng hơn giữa trung tâm thấp và trung tâm cao có sự vận chuyển không khí đó là gió. Gió trên mặt biển có ảnh hưởng rất lớn đến sự dâng của mực nước.

Nguyên nhân thứ ba là những hiện tượng mang tính ngẫu nhiên, ví dụ như bão. Nếu bão vào kéo theo nước sẽ dâng lên. Ví dụ như khi thuỷ triều đang lên ở bên ngoài lại có bão dồn vào ở phía Thuận Hải, Minh Hải góp phần làm cho nước dâng lên. Một trường hợp khác nữa đó là động đất ngoài biển gây sóng thần, làm cho nước thuỷ triều tăng lên.

Nguyên nhân thứ tư: Nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Một nguyên nhân khác nữa là vấn đề quy hoạch của TP. HCM chưa tốt. Khi hoạch định quy hoạch, các nhà quy hoạch phải nắm được sự thay đổi này.

Tất cả những nguyên nhân này cộng hưởng vào nhau gây lên nước thủy triều lớn. Nếu thủy triều lên lại gặp gió chướng thì nước lại dâng cao đầy nữa lên. Khả năng triều cường do các nguyên nhân tự nhiên tác động vào không phải năm nào cũng xảy ra. Trường hợp triều cường ở TP. HCM năm nay rơi vào trường hợp tương đối hiếm: 30- 40 năm mới xảy ra một lần.

TS. Nguyễn Hữu Ninh: Cứ "vỡ đâu kè đấy" không giải quyết được ngập do triều cường

 

TS. Nguyễn Hữu Ninh

TS. Nguyễn Hữu Ninh, Chủ tịch Hội đồng Trung tâm Nghiên cứu, giáo dục môi trường và Phát triển - Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

Tôi đã theo dõi vấn đề triều cường ở TP.HCM trong rất nhiều năm vừa qua, dưới góc độ khoa học trong "Báo cáo biến đổi khí hậu 2007" của Uỷ ban Liên chính phủ IPPC (Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) đã nêu rất rõ khu vực duyên hải của châu Á hiện nay mực nước biển dâng lên vào khoảng từ 1 - 3 mm/năm. Nhìn lại hơn một thập kỷ qua, mực nước biển dâng lên khoảng 3,1 mm/năm.

Cũng trong báo cáo này của chương châu Á, về lâu dài, mức độ mực nước biển chỉ dâng lên chứ không thấy xuống, vậy vấn đề triều cường sẽ dâng lên cao.

Theo tất cả các kịch bản đã tính toán ở một số nước châu Á như Thái Lan khi đo đạc cũng có tình trạng tương tự như vậy. Việt Nam không nằm ngoài kịch bản này.

Theo tôi, vấn đề triều cường ở đây có liên quan đến mực nước biển, mặc dù mực nước biển dâng lên rất ít nhưng mỗi năm dâng lên một chút có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề triều cường, và gây ngập lụt ở TP.HCM. Vấn đề ngập lụt ở TP.HCM còn liên quan đến vấn đề khác nữa không chỉ riêng vấn đề này.

Trong dự báo của vấn đề biến đổi khí hậu cũng đã dự tính mưa và bão sẽ tăng theo, trong vòng một vài năm đã nói rất rõ có thể tăng từ 10 - 20 % trong những thập kỷ tới. Ngoài ra, lượng mưa cũng tăng theo.

Đối với vấn đề xã hội TP.HCM phát triển rất nhanh trong mấy thập kỷ qua và xây dựng rất nhiều. Một trong những nguyên nhân cơ bản là hồ nước điều hoà trước đây như nhiều hồ sinh thái để thoát nước ở vùng Thủ Thiêm hay phía Nam Sài Gòn hiện đã bị lấp để xây dựng. Vấn đề thiết kế cống rãnh tiêu thoát nước không phù hợp với điều kiện xây dựng hiện nay.

Ngoài vấn đề mực nước biển dâng cao hơn và triều cường, những nguyên nhân trên góp phần vào làm cho lượng nước rút chậm hơn.

Trước vấn đề này, lãnh đạo TP.HCM cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng. Cần phải giải quyết tận gốc nếu không hàng năm chúng ta chỉ giải quyết theo hướng vỡ đâu kè đấy thì không thể giải quyết được vấn đề ngập lụt.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,