221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1008358
Thiên tai: Dù nguyên nhân nào vẫn cần tăng cường thông tin
1
Article
null
Thiên tai: Dù nguyên nhân nào vẫn cần tăng cường thông tin
,

 (VietNamNet)So với 10 năm trước đây thì  mức độ bão, lũ nhiều hơn cả về cường độ lẫn số lượng. Thiên tai là do  biến đổi khí hậu, phá rừng hay do công nghệ dự báo kém? Dù thế nào, vẫn cần tăng cường thông tin...

>>Bão số 7: 5 tỉnh chờ lệnh sơ tán 179.000 dân>>

Ông Nguyễn Sĩ Nuôi - Phó chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương đã có cuộc trao đổi với  Phóng viên VietNamNet tại "Hội thảo Quốc gia về biến đổi khí hậu và phòng chống, giảm nhẹ thiên tai tại Việt Nam" ngày 22/11.

Nguye

Ông Nguyễn Sĩ Nuôi - Phó chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung Ương. Ảnh: Ngọc Huyền. 

- PV: Dự báo có bão đôi đổ bộ vào Việt Nam có phải hiện tượng lạ không, phải chăng do tác động của biến đổi thời tiết ?

Ông  Nguyễn Sĩ Nuôi: Đây không phải hiện tượng lạ bởi vì trong lịch sử đã từng có hiện tượng này cách đây 30, 40 năm nhưng bất thường về thời gian và cấp độ rất nguy hiểm. 

Trong những năm gần đây có một số hiện tượng thời tiết bất thường dẫn đến thiên tai bất thường ví dụ như đợt lũ liên tiếp trong hơn một tháng qua ở miền Trung, lượng nước mưa trong một đợt mưa lên tới 3.000 ml ở Huế trước đây chưa từng có.

Đối với bão trước đây thường xảy ra theo quy luật, khoảng tháng 5, 6, 7 xảy ra ở vùng các tỉnh ven biển Bắc bộ; tháng 8, 9 bão xảy ra ở ven biển Trung bộ; tháng 10, 11, 12 xảy ra ở Nam bộ. Thế nhưng bây giờ quy luật đó không còn nữa mà nó đã trở nên bất thường.

- Theo thống kê của các nhà khoa học trong mấy năm gần đây số cơn bão và tần xuất bão có tăng lên nhiều, xin ông cho biết hiện tượng bất thường này nói lên điều gì?

Nội dung "Chiến lược Quốc gia của Việt Nam về Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020"

- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai; đảm bảo quy hoạch phát triển, quy chuẩn xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp với tiêu chuẩn phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; đảm bảo 100% cán bộ làm công tác giảm nhẹ thiên tai được tập huấn nâng cao năng lực; 70% số dân các xã, phường vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai; hoàn thành việc di dời, sắp xếp và ổn định đời sống nhân dân vùng thường xuyên xảy ra thiên tai theo quy hoạch được duyệt; phối hợp chặt chẽ với lực lượng tìm kiếm cứu nạn để chủ động đối phó; đảm bảo an toàn hệ thống đê điều từ Hà Tĩnh trở ra; nâng cao khả năng, mức chống lũ của đê miền trung, Tây Nguyên và Nam Bộ, củng cố nâng cấp đê biển; đảm bảo an toàn các hồ chứa; hoàn thành 100% việc xây dựng khu neo đậu tàu thuyền; Hoàn tàhnh hệ thống thông tin liên lạc.

Về công tác chỉ đạo: Nguyên tắc chỉ đạo phòng chống và giảm nhẹ thiên tai phải được thực hiện đồng bộ, theo giai đoạn và có trọng điểm. Quán triệt phương châm "4 tại chỗ", chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả. Đầu tư cho công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai  là yếu tố quan trọng để phát triển bền vững..."  

- Về mức độ bão và lũ so với 10 năm trước đây thì phải nói là mức độ bão, lũ nhiều hơn cả về cường độ lẫn số lượng.

Còn có phải do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu hay không hiện nay các nhà khoa học Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu và là bước khởi đầu nên vẫn còn có những thông số khác nhau và có nhiều tranh cãi.

Còn trên thế giới các nhà khoa học đã nghiên cứu từ rất lâu. Nguyên nhân của bão lũ, thiên thiên tai là do rủi ro thiên tai và con người làm tăng rủi ro của thiên tai. Đối với thiên tai do nhiều yếu tố cộng lại trong đó có sự đóng góp của biến đổi khí hậu toàn cầu. Đối với con người trong những năm gần đây nạn chặt phá rừng, làm tăng hiệu ứng nhà khí, tàn phá khu chắn sóng, sống ở vùng nguy hiểm của bão, lũ. Ngoài ra, do vị trí địa lý của nước ta nằm trong vùng điển hình của bão, lũ hoạt động.

- Theo ông Hoàng Minh Hiền - Trung tâm Quản lý Phòng chống, Giảm nhẹ thiên tai thì có hiện tượng các nhà khoa học đưa ra các con số dự báo rất sai lệch, ngay cả các trạm đo nước biển dâng cũng khác nhau, công nghệ và các máy đo ở các trạm đã quá cũ, dự báo báo trong vòng 48 tiếng đã có sự thay đổi không kịp thông báo. Đó có phải là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại nặng nề trong các đợt lũ vừa qua?

- Đó chỉ là ý kiến cá nhân... Việc xác định ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm cho mực nước biến dâng, cụ thể là dâng bao nhiêu thì ngay cả các nhà khoa học trên thế giới cũng đưa ra nhiều thông số khác nhau. Ở nước ta có những vùng ven biển dài, có những vùng rất thấp, nếu mực nước biển chỉ dâng ít thôi cũng đã làm ngập rồi, chưa nói dâng lên tới 1 - 2m như báo cáo của một số nhà khoa học đã đưa ra.

Hiện Việt Nam đang đầu tư vào lĩnh vực dự báo và cảnh báo, bản thân cơ quan dự báo và cảnh báo cũng đang từng bước được nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo của mình. Theo quy luật, dự báo trước một ngày chính xác hơn dự báo hai ngày, dự báo trước hai ngày chính xác hơn dự báo trước ba ngày... Tuy nhiên, nếu dự báo được dài ngày hơn thì sự chuẩn bị sẽ tốt hơn. Nhưng sẽ có những sai lệch rất lớn mà chúng ta phải cân nhắc.

Theo tôi, việc dự báo thời tiết, đặc biệt là dự báo bão, dự báo mưa rất khó... ngay cả trên thế giới, chứ không riêng gì ở nước ta. Cơ sở hạ tầng và vật chất ở nước ta phục vụ cho việc dự báo còn nghèo. Do vậy, cơ sở tính toán đưa ra số liệu dự báo chính xác còn hạn chế mặc dù chúng ta có rất nhiều cố gắng.

- Theo báo cáo của Liên hiệp quốc ngành nông nghiệp và những người nghèo sẽ chịu ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu. Hiện giờ Việt Nam đã có kế hoạch gì để ứng phó vấn đề này nhất là về chính sách và cơ chế phối hợp chặt chẽ với các ngành?

- Trong thiên tai nói chung và biến đổi khí hậu toàn cầu, biến đổi khí hậu ở Việt Nam nói riêng có ảnh hưởng nhiều đến ngành nông nghiệp và những người nghèo bởi hai lẽ: một là dân số làm nông nghiệp của nước ta chiếm 75 - 80%, hai là ngành nông nghiệp chịu rủi ro của thiên tai lớn. Do vậy biến đổi khí  hậu tác động đến cả hai ngành nông nghiệp và các nhà sản xuất nông nghiệp. Còn đối với người nghèo thì đúng rồi bởi vì các cơ sở vật chất của họ yếu kém nên bị ảnh hưởng khi bão, lũ thiên tai xảy ra.

Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước đã đưa ra rất nhiều chính sách. Một trong những chính sách đó là ưu tiên cho những người nghèo thiệt hại do thiên tai gây ra đảm bảo ổn định từng bước cuộc sống của người dân, nâng cấp nhà cửa, đầu tư xây dựng những cụm tuyến dân cư của Đồng bằng sông Cửu Long, xây dựng các công trình giảm nhẹ thiên tai, tổ chức trồng rừng đầu nguồn, xây dựng những khu trú ẩn... Những chương trình này đều nằm trong chương trình chính sách lớn của nhà nước làm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra đối với người dân.

v dsv
Bão đôi rất nguy hiểm về thời gian và cấp độ.

- Phải chăng Việt Nam chưa thực sự chú trọng đầu tư cho lĩnh vực này?

- Trong những năm gần đây Chính phủ kiên quyết tập chung đầu tư nâng cấp năng lực dự báo và cảnh báo thiên tai nhưng do tính khoa học của nó rất phức tạp, năng lực của chúng ta còn hạn chế. Do đó, chúng ta phải cải thiện từng bước nếu nâng cao chất lượng ngay thì còn rất nhiều khó khăn.

- Theo báo cáo của Liên hiệp quốc, nạn phá rừng đang ở mức báo động không thể kiểm soát được và gây nên bão lũ rất nhiều. Việt Nam sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?

- Chương trình trồng rừng là một trong những chương trình được ưu tiên trong "Chiến lược Quốc gia của Việt Nam về Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020" vừa được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 172/2007/ QĐ - TTg ngày 16/11/2007.

Trong những năm vừa qua, hậu quả phá rừng ở một số nơi đã rất rõ, ví dụ như cùng một lượng mưa nhưng nếu phá rừng lũ quét sẽ về gây thiệt hại và ảnh hưởng đến cuộc sống nhiều hơn. Nhưng mấy năm gần gây thông qua chương trình 5 triệu ha rừng nhiều nơi đã nâng cao được rừng che phủ và phòng hộ rất tốt. Một trường hợp thấy rõ là Thừa Thiên - Huế trong đợt lũ vừa qua, lượng mưa tới 3.000 ml nhưng không bị lũ quét tàn phá.

- Trong báo cáo của một số nhà khoa học có cho rằng nhận thức của người dân về bão lũ còn kém, vì thế, khi thiên tai xảy ra thường góp phần làm cho thiệt hại trầm trọng hơn... Đây có phải là một vấn đề đối với việc phòng chống thiên tai?

- Nói nhận thức thiên tai của người dân còn kém là không đúng. Nước ta đã có một một hoàn cảnh lịch sử thường bị tác động bởi thiên tai, đặc biệt là lũ và bão. Tuy nhiên, ở nơi này, nơi khác vẫn có một số người dân còn chủ quan. Vì thế, chúng tôi cho rằng cần đẩy mạnh thông tin ảnh hưởng của thiên tai đối với cuộc sống để người dân nâng cao cảnh giác. Chẳng hạn, khái niệm biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến người dân vẫn còn hạn chế thì phải nâng cao tuyên truyền, nâng cao tập huấn cho người dân nhận biết có sự biến đổi khí hậu và biến đổi khí hậu rấ nguy hiểm.

Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung Ương đã tham mưu cho Chính phủ để xây dựng "Chiến lược Quốc gia của Việt Nam về Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020" vừa được Chính phủ thông qua. "Ban chỉ đạo..." được giao nhiệm vụ thường trực, phối hợp với các ngành để các địa phương xây dựng những chương trình hành động phòng chống và giảm nhẹ thiên tai trong những năm gần đây.

- Xin cảm ơn ông!

  • Ngọc Huyền thực hiện

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,