Luật lấy, ghép mô, hiến, lấy xác có hiệu lực từ 1/7
Cập nhật lúc 18:41, Thứ Sáu, 15/06/2007 (GMT+7)
15/6, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị triển khai thi hành Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác với sự tham dự của cán bộ Sở Y tế, Bệnh viện Đa khoa của 32 tỉnh, thành phố phía Bắc.
Trong những năm qua, việc ghép mô, bộ phận cơ thể người đã có những bước tiến đáng kể, trong đó đã ghép thành công được 163 trường hợp, bao gồm 158 trường hợp ghép thận, 4 ca ghép gan và 1 ca ghép tủy; tuy nhiên so với thế giới, Việt Nam vẫn còn tụt hậu khá xa.
Thứ trưởng Bộ Y tế Tiến sỹ Nguyễn thị Xuyên phát biểu khai mạc - Ảnh: TTXVN |
Trong khi đó, nhu cầu được ghép mô, bộ phận cơ thể người và nhu cầu có xác để phục vụ việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy ở Việt Nam là rất lớn và ngày một tăng. Cả nước có khoảng 5.000 - 6.000 người suy thận mãn cần được ghép thận, khoảng hơn 5.000 người bệnh đang chờ được ghép giác mạc, riêng tại Hà Nội đã có gần 1.500 người được chỉ định ghép gan... do đó đòi hỏi phải có nhiều mô, bộ phận cơ thể người hiến tự nguyện.
Ngày 29/11/2006, Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và ngày 12/12/2006, Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố Luật số 20/2006/L-CTN. Theo đó, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007.
(Theo TTXVN)
Ngày 29/11/2006, Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và ngày 12/12/2006, Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố Luật số 20/2006/L-CTN. Theo đó, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007.
(Theo TTXVN)
,