221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
530934
Bà Rịa-Vũng Tàu: Dải ven bờ đang nguy cấp!
1
Article
null
Bà Rịa-Vũng Tàu: Dải ven bờ đang nguy cấp!
,

(VietNamNet) - Trong một cuộc họp diễn ra hồi gần đây, Ban soạn thảo chiến lược quản lý tổng hợp dải ven bờ - một dự án hợp tác giữa Việt Nam và Hà Lan (VNICZM), nhìn nhận: Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT) đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ về môi trường trước áp lực phát triển kinh tế ngày càng tăng...

Càng phát triển, càng đau đầu

Soạn: AM 167107 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Hoạt động của nhà máy sản xuất đạm cũng có thể gây ảnh hưởng đến môi trường.

Việc "xẻ thịt", "lột da" tại rừng nguyên sinh Bình Châu-Phước Bửu chỉ là một nét chấm phá trong một loạt những nguy cơ của dải ven bờ. Là một tỉnh nằm trong 30 tỉnh nằm ven biển của cả nước, BR-VT được đánh giá là có những tiềm năng rất lớn để phát triển công nghiệp và du lịch. Thế nhưng các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên như thăm dò khai thác dầu khí, phát triển cảng và giao thông thủy; xây dựng các khu công nghiệp hiện đại như khí-điện-đạm-luyện kim, đóng tàu,... phát triển du lịch; đánh bắt nuôi trồng thủy sản, đô thị hóa... đã đưa tới những mâu thuẫn và hậu quả làm "nhức đầu" người quản lý do làm thay đổi các giá trị của dải ven bờ và phát triển tổng thể về lâu về dài của vùng đất này.

Bên cạnh vấn đề diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp do bị chặt phá, chất lượng suy giảm trong khi khả năng phục hồi rất hạn chế, rừng ngập mặn, nhất là khu vực vùng tiếp giám với sông Thị Vải, vịnh Gành Rái bị mất đi ngày càng nhiều do việc xây dựng các khu công nghiệp dọc đường 51. Ở vùng Lộc An, bị mất trên 100ha do chuyển đổi sử dụng cho hoạt động du lịch, nuôi tôm, chế biến thủy hải sản. Hoạt động đánh bắt thủy sản tuy vượt quá 200.000 tấn/năm nhưng phương thức đánh bắt gần bờ mang tính hủy diệt. Các ngư dân dùng lưới quét, te, điện, thuốc nổ để tàn sát thủy hải sản, làm suy giảm đa dạng sinh học...

Ô nhiễm môi trường đang trở nên trầm trọng. Chất thải công nghiệp từ các nhà máy, cơ sở sản xuất trong tỉnh và của vùng lân cận là Đồng Nai cứ mặc tình thải ra. Trong các khu công nghiệp đang hoạt động trên trục quốc lộ 51, người dân thường xuyên phải ngửi các loại bụi bặm, tiếng ồn, mới đây là vụ xì khí amoniac trên diện rộng tại Nhà máy đạm Phú Mỹ khiến người dân phản ứng dữ dội. Chất thải còn làm cho sông Thị Vải đang trở thành "dòng sông chết".

Chất thải do chế biến thủy hải sản gây ô nhiễm nặng hạ lưu sông Dinh, khu vực Bến Đình, vùng Phước Tỉnh, Cửa Lấp, Long Hải và Bình Châu... Chất thải sinh hoạt và từ các hoạt động du lịch cứ thế vô tư đổ ra biển, gây ô nhiễm và mất mỹ quan môi trường du lịch.

Việc di dân, việc đô thị hóa... cũng góp phần vào việc hủy diệt tài nguyên môi trường. Vài năm trước, nói đến Cửa Lấp, nhiều người nghĩ ngay đến những cánh rừng dương ngút ngàn và bờ cát trải dài phẳng lặng. Một khu có thể khai thác tiềm năng du lịch trong tương lai. Vậy mà, bây giờ nói đến Cửa Lấp người ta còn liên tưởng đến “cửa tử”, nơi mà thời gian vừa qua đã chôn vùi không ít tàu thuyền do luồng lạch bị bồi lấp. Bên cạnh đó, Cửa Lấp còn phải “gánh” trên vai những nguy cơ từ chính con người mang lại như cư trú trái phép, ô nhiễm môi trường và phá hoại sinh cảnh. Tại một đề tài nghiên cứu khoa học về các nguy cơ đối với dải ven bờ tỉnh BR-VT cho thấy có chín nguy cơ thì Cửa Lấp chiếm hết chín, trong đó tám nguy cơ nằm ở mức độ ảnh hưởng cao đều thuộc về… điểm nóng này

Bên cạnh hệ thống cảng đã có, sắp tới hàng loạt các cảng lớn sẽ được hình thành. Một số cảng lớn của TP.HCM như Ba Son cũng sẽ được di dời về đây vào năm 2010. Như vậy, tỉnh BR-VT sẽ phải đối mặt với việc mất đi một mảng rừng ngập mặn, các sự cố, ô nhiễm...

Đánh giá về những nguy cơ mà tỉnh này phải đối mặt, Ban soạn thảo chiến lược quản lý tổng hợp dải ven bờ - một dự án hợp tác giữa Việt Nam và Hà Lan (VNICZM) nhằm tập hợp các mục tiêu, khung hành động để quản lý vùng bờ một cách tổng thể - đã nhìn nhận: Đây là vùng đất rất giàu tài nguyên, có giá trị lớn đối với sự phát triển của tỉnh, đồng thời cũng là nơi có nhiều vấn đề phức tạp về tài nguyên và môi trường, tiềm ẩn các đe dọa và áp lực đối với sự phát triển kinh tế, xã hội...

Chiến lược quản lý tổng hợp: Bao giờ thành hiện thực?

Soạn: AM 167103 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Sạt lở ở dải ven bờ.

Những người làm công tác bảo vệ tài nguyên môi trường tại tỉnh BR-VT cũng phải thừa nhận: Công tác quản lý còn manh mún, rời rạc, còn nhiều bất cập và yếu kém. Các quy họach phát triển theo ngành và địa phương còn thiếu sự phối hợp, chưa chú trọng thích đáng đến lợi ích môi trường, chưa lồng ghép với nội dung bảo vệ môi trường. Thiếu cơ chế phù hợp, đủ hiệu lực để thực thi pháp luật... Ngoài ra, những vấn đề xã hội như người nghèo còn nhiều, chênh lệch giàu nghèo quá cách biệt, giáo dục môi trường chưa được chú trọng... cũng gây ảnh hưởng nhiều đến an sinh và hiệu quả công tác quản lý tài nguyên môi trường.

Để các giải pháp “cứu nguy” bờ biển được hiệu quả, từ cuối năm 2001, một dự án ba năm nhằm thiết lập một chương trình dài hạn về quản lý tổng hợp vùng ven biển BR–VT đã được triển khai: Dự án hợp tác Việt Nam-Hà Lan, nay đã hoàn tất giai đoạn xây dựng chiến lược quản lý.

Trong tuần này, Sở Tài nguyên Môi trường, Văn phòng Dự án VNICZM đã tiến hành dự thảo cuối cùng để bổ sung, xem xét về chiến lược này, chuẩn bị cho các giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn 2004 là giai đoạn cầu nối để phía Hà Lan xem xét dự thảo, dựa vào đó để có quyết định, kế hoạch hỗ trợ cho việc quản lý tổng hợp dải ven bờ từ đây đến năm 2020. BR-VT là tỉnh thứ ba, sau Nam Định, Thừa Thiên-Huế nhận được dự án này..

Nhiều ý kiến đã tham gia bổ sung cho dự thảo này đã nhấn mạnh tới vai trò và nhận thức của cộng đồng trong vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường, vốn hiện nay còn rất kém. Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Nguyễn Boa tỏ ra lo ngại trước hoạt động khai thác dầu khí như hiện nay, một ngành nộp gần 1/3 ngân sách nhà nước nhưng hầu như ngành chức năng mù mịt, mơ hồ, không có cơ chế giám sát lĩnh vực này trong khi nguy cơ tràn dầu là rất lớn. Ứng phó sự cố tràn dầu hiện nay chưa có. Cả nước, khu vực từ Móng Cái đến Bình Thuận do Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn thuộc Bộ Quốc phòng đảm trách nhiệm vụ này. Còn phía Nam từ BR-VT đến Phú Quốc (Kiên Giang) do Tổng công ty Dầu khí đảm trách nhưng mỗi đơn vị trực thuộc làm mỗi kiểu, mỗi phách. Không có sự phối hợp, nếu tiếp tục xảy ra sự cố tràn dầu sẽ rất lúng túng. Ông cũng băn khoăn trước tình hình vệ sinh môi trường, nhất là chất thải rắn hiện nay. "Hầu như thứ gì không sử dụng được đều thải ra biển." - ông nói.

Bổ sung ý kiến này, và nhấn mạnh thêm, bà Huỳnh Thị Minh Hằng - viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường (ĐHQG TP.HCM) cho rằng trong chiến lược cần có thêm hợp phần quản lý nguồn thải và tiến tới sản xuất sạch hơn.

Tuy nhiên, trong khi chờ... chiến lược được duyệt, nếu chỉ báo động và khoanh tay đứng nhìn, thì nguy cơ sẽ vẫn là màu đỏ.

  • Minh Hương
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,