221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
518890
BV Nguyễn Trãi mở Phòng Khám Sa sút Trí tuệ
1
Article
null
Đầu tiên ở phía Nam:
BV Nguyễn Trãi mở Phòng Khám Sa sút Trí tuệ
,

(VietNamNet) - Ngày 30/9, Phòng Khám Sa sút Trí tuệ (SSTT) của Bệnh viện Nguyễn Trãi (TP.HCM) sẽ chính thức đi vào hoạt động.

Đây cũng là Phòng Khám SSTT đầu tiên của khu vực phía Nam. Phòng khám hoạt động từ 13g đến 16g chiều thứ hai và chiều thứ năm mỗi tuần, tại Lầu 1 Khoa Khám bệnh, BV Nguyễn Trãi. Phòng khám này dựa theo mô hình chẩn đoán và điều trị của Khoa Lão BV Heideberg Repatriation (Úc).

Ngoài bệnh nhân đăng ký khám trực tiếp tại BV, các bệnh nhân thuộc các cơ sở khám chữa bệnh khác cũng có thể được nhận dịch vụ này nếu có giấy giới thiệu khám chuyên khoa theo quy định của Bộ Y tế. Đăng ký trước ngày khám bệnh qua số điện thoại 90.94.944 từ 8g đến 11g30. Phụ trách phòng khám là ThS BS Phan Hữu Phước - trưởng Khoa Lão, cùng các BS thuộc Khoa Nội Thần kinh và Khoa Lão của BV.

SSTT là sự suy giảm trí nhớ, khả năng xét đoán, định hướng không gian, thời gian, ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, gây ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội, nghề nghiệp và sinh hoạt hàng ngày.

Theo BS Phan Hữu Phước, SSTT là bệnh khá phổ biến ở người cao tuổi . Ở người từ 65 tuổi trở lện, tỷ lệ cao nhất là 10%. Tỷ lệ này là gấp hai lần ở người trên 80 tuổi, và gấp hơn bốn lần ở người trên 85 tuổi. Tại TP.HCM, có khoảng 8,7% người cao tuổi mắc bệnh này. Ở khu vực châu Á, gần 70% SSTT có nguyên nhân do mạch máu. Phần còn lại do bệnh Alzeimer, hoặc phối hợp cả hai, hay do một số nguyên nhân khác.

Soạn: AM 153713 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
BS Phan Hữu Phước: Phải phát hiện bệnh sớm, chăm sóc tích cực và đầy đủ.

Biểu hiện thường gặp nhất của SSTT giai đoạn sớm là giảm trí nhớ gần, quên câu mình vừa nói là lặp đi lặp lại câu nói này. Bệnh nhân cũng quên nơi mà mình cất giữ các vật dụng cá nhân, nếu kéo dài sẽ dẫn đến hoang tưởng là bị mất trộm. Trong giai đoạn này, bệnh nhân cũng khó khăn khi tìm từ diễn đạt ý mình muốn thể hiện, quên hay khó khăn trong những công việc hàng ngày. Ngoài ra, "những biểu hiện khác của SSTT giai đoạn sớm làm thay đổi về cá tính, rối loạn cảm xúc và sự phán đoán." - BS Phước nói.

Ở mức độ trung bình, những khả năng  thực hiện các công việc hàng ngày bị suy giảm. Bệnh nhân không thể nhớ được thông tin mới, mất định hướng không gian và thời gian... Người bệnh tăng nguy cơ té ngã hoặc những tai biến do sự nhầm lẫn và giảm sự phán đoán. Hoang tưởng và ảo giác xuất hiện. Bệnh nhân thấy mình trong gương nhưng nghi ngờ có người lạ vào nhà. Sự lệch lạc này có thể ngày càng nặng và kéo dài. Bệnh nhân cũng có những biểu hiện rối loạn hành vi và xảy ra kích động.

Đến giai đoạn nặng, bệnh nhân không thể thực hiện được những việc sinh hoạt hằng ngày, bị lệ thuộc hoàn toàn  vào người thân. Bệnh nhân mất trí nhớ và những khả năng vận động phản xạ khác như khả năng nuốt. Điều này dẫn đến bệnh nhân bị rồi loạn dinh dưỡng, viêm phổi, loét da. Bệnh nhân có thể tử vong do bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp,da hay nhiễm trùng đường tiểu.

Tuy nhiên, tiến triển của bệnh có thể diễn ra chậm và bệnh nhân có thể sống thọ hơn khi có sự chăm sóc tích cực, đầy đủ. Điều cần nhất là phải phát hiện bệnh sớm. Trước đây, người bệnh SSTT thường không được khám riêng biệt và theo quy trình. Tuy nhiên, đáng sợ hơn là bệnh này ở người già thường bị "bỏ quên", cho rằng già rồi không quan tâm nữa.

PGS TS Vũ Anh Nhị, trưởng Bộ môn Nội Thần kinh Đại học Y Dược TP.HCM cho biết: Tại Việt Nam, khoảng năm triệu người có nguy cơ bị SSTT. Do đó, "ngoài điều trị, các BS phòng khám SSTT không nên bỏ qua mảng tư vấn, tuyên truyền cho người bệnh và cộng đồng." - PGS Nhị nói.

Được biết, ngoài BV Nguyễn Trãi, BV Đại học Y Dược TP.HCM cũng đang tiến hành thành lập Phòng Khám SSTT.

  • Vân Điển
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,