221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
516638
Hoạt động tư vấn tâm lý: Nghiệp dư và bỏ ngỏ
1
Article
null
Hoạt động tư vấn tâm lý: Nghiệp dư và bỏ ngỏ
,

(VietNamNet) - Hoạt động của ngành tâm lý tại TP.HCM: nghiệp dư và bỏ ngỏ. Đó là ý kiến của chuyên viên tư vấn Ngô Minh Uy

Thiếu chuyên nghiệp

Soạn: AM 149265 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Giảng viên, chuyên viên tư vấn Ngô Minh Uy

Có thể nói: Những người đang làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến tâm lý học (TLH) trên địa bàn TP.HCM hiện nay thể hiện rất rõ sự thiếu tính chuyên nghiệp trong các từng hoạt động cụ thể.

Nói cách khác, rất nhiều nhà tâm lý đang hoạt động trên một diện khá rộng, vừa đi dạy (dạy nhiều môn khác nhau), vừa làm nghiên cứu (mà thường thì không có đủ thời gian; thậm chí có người chỉ góp tên và học hàm học vị của mình vào một đề tài nghiên cứu, còn nghiên cứu thật sự thì là những người khác!), vừa làm công việc tư vấn (thường là làm theo kinh nghiệm), và còn có thể làm thêm nhiều những công việc khác nữa… nhưng lại không đầu tư đầy đủ và nghiêm túc cho từng lĩnh vực mà mình tham gia. Một vấn đề rất tế nhị và thường không ai dám đề cập đến là: Liệu những người này làm việc nhiều, làm cật lực như vậy có phải là để có thu nhập nhiều hơn? Nếu  vì lý do này thì thật là đáng để phải suy nghĩ!

Sự không chuyên nghiệp còn thể hiện qua từng công việc cụ thể, chẳng hạn: Nhiều người làm nghiên cứu qua loa, lấy có để báo cáo, rồi không quan tâm đến kết quả nghiên cứu của mình sẽ được sử dụng để làm gì, hoặc lặp đi lặp một vài lĩnh vực nghiên cứu đã quá cũ, dễ làm nhưng không có ích cho cuộc sống thực tế của con người. Nhiều người chỉ đứng tên trong một vài đề tài nào đó rồi phó mặc cho những người khác làm… Nhiều người làm công việc tư vấn chỉ dựa trên những kinh nghiệm để làm, không được đào tạo nhưng lại sợ người khác nghĩ mình không có chuyên môn.

Việc ứng dụng TLH trong hoạt động kinh doanh, quản lý nhân sự… còn chưa được rõ ràng, và chưa thật sự tạo ra được một chuyên ngành chuyên sâu cho những người tham gia. 

Sự không chuyên nghiệp còn thể hiện ở chỗ rất nhiều nhà tâm lý “đóng cửa để tự kiểm điểm”, không dám công khai nhận rằng mình cần phải thay đổi, cần phải đầu tư nhiều hơn cho một vài lĩnh vực chuyên sâu nào đó.

Thiếu sự quản lý về chuyên môn

Phải nói thẳng là chúng ta chưa có một bộ phận nào phụ trách việc quản lý và giám sát chuyên môn dành riêng cho những người đang làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến TLH một cách hiệu quả. Đối với những người đi dạy, thì ít ra còn có tấm bằng tốt nghiệp TLH để đo, chứ còn trong những lĩnh vực khác thì chịu, chẳng có tiêu chuẩn nào để đo được cả. Không có tiêu chuẩn để đo thì làm sao có thể quản lý hay đánh giá gì được về chuyên môn.

Từ thực tế đó, đã dẫn đến việc có một chuyên viên nghiên cứu nọ của một Viện nghiên cứu hẳn hoi lại chưa từng bao giờ làm một nghiên cứu nào kể từ khi học chuyên ngành Tâm lý-Giáo dục học cho đến khi được nhận vào Viện nghiên cứu làm việc và thậm chí cho đến khi được “phong” làm nghiên cứu viên! Và đến khi nhận làm một đề tài nghiên cứu, phải chạy đi nhờ hết người này đến người khác!

Như vậy, việc quản lý chuyên môn của những người đang làm tư vấn tâm lý hiện nay có thể coi là đang bị bỏ ngõ, không ai quản lý. Điều này đã tạo cơ hội thuận lợi cho một số người không có chuyên môn lại làm những công việc chuyên môn một cách đàng hoàng, thậm chí áp đặt hoặc đưa ra những tư tưởng không khoa học mà vẫn được người khác chấp nhận; nhiều người có chuyên môn thì không muốn xả thân, vì sợ mình bị “đồng hóa” trong cái “mớ lộn xộn” đó, thậm chí có những người có chuyên môn hoặc muốn làm theo chuyên môn lại không có cơ hội để được tham gia.

Phong cách quản lý nghiệp dư, không chuyên nghiệp thì không thể nào tạo ra được sự phát triển. Những vị có trách nhiệm cần sớm nghiên cứu việc thành lập một Ủy ban chuyên phụ trách về việc cấp giấy phép hành nghề, hoặc một văn bản mang tính pháp lý khẳng định một cá nhân nào đó có đủ tư cách cũng như trình độ để có thể làm chuyên một lĩnh vực nào đó trong TLH. Đây là một khó khăn rất lớn, vì ngay cả những ngành nghề cụ thể trong lĩnh vực tâm lý học cũng chỉ mới được bắt đầu hình thành trong những năm gần đây.

Tất cả những vấn đề nói trên hoàn toàn có thể khắc phục được, và đơn vị có khả năng và đủ thẩm quyền để làm chuyện này không ai khác hơn chính là Hội Khoa học Tâm lý-Giáo dục. Thế nhưng tại sao vẫn không thực hiện được?

Hội Khoa học Tâm lý-Giáo dục và những vấn đề phải giải quyết

Những người đang làm việc cho Hội (Ban Thường vụ và Ban Chấp hành) đều là làm kiêm nhiệm, công việc chính nằm ở chỗ khác, cơ quan khác. Đã là kiêm nhiệm thì chắc chắn không thể nào có đủ thời gian và tâm huyết, thậm chí cả trách nhiệm nữa trong việc xây dựng và phát triển Hội. Vậy phải tính đến việc có những người làm công việc thường trực của Hội hàng ngày và được hưởng một mức thù lao thỏa đáng từ Hội.

Các hoạt động không được phân chia rõ ràng, hoặc có được phân chia nhưng người phụ trách các hoạt động đó lại không chịu làm việc hoặc không bỏ công sức ra để làm. Vấn đề là tại sao những người đó vẫn được duy trì trong Hội để giữ những vị trí then chốt? Tâm lý sử dụng những người có uy tín, có vị trí xã hội, có nhiều mối quan hệ với những người có quyền lực… làm cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu nhân sự của Hội sẽ làm cho Hội Tâm lý-Giáo dục, với tư cách là một Hội khoa học, vẫn sẽ mãi “núp bóng” và “dựa dẫm” vào những lực lượng khác chứ không phát huy được hết những tiềm lực phát triển của chính mình. Không lớn lên từ những bước chập chững, té ngã thì không thể nào trưởng thành và đứng vững được!

  • Ngô Minh Uy  (Khoa Tâm lý học, trường ĐHDL Văn Hiến)

Tin, bài liên quan:

Stress tăng, nhà tư vấn tâm lý chuyên nghiệp thiếu!

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,