221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
892534
Trường trong doanh nghiệp: Mạnh vì cơ chế "thoáng"!
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Trường trong doanh nghiệp: Mạnh vì cơ chế 'thoáng'!
,
(VietNamNet) -Hiện nay, ở Việt Nam mới chỉ có một số ít các doanh nghiệp mở trường như Tổng công ty FPT, Tổng công ty Điện tử Tin học Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Việt Nam hay Tập đoàn kinh tế Vinashin… Hầu hết,  các trường trong doanh nghiệp hoạt động trong một cơ chế mở và đang tiến tới môi trường tự chủ.

Đầu ra: bảo đảm!

Cơ chế mở ở các trường thể hiện trước hết trong việc tự quyết định chỉ tiêu đào tạo.

Nhiều cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp đã xây dựng được uy tín trong đào tạo nguồn nhân lực. ( Ảnh có tính chất minh hoạ, Tuổi trẻ)

Chỉ đào tạo khi doanh nghiệp có nhu cầu về nguồn nhân lực.

Ông Nguyễn Đình Tâm - Hiệu trưởng Trường Kỹ thuật và nghiệp vụ công nghiệp tàu thủy I (thuộc Tập đoàn kinh tế Vinashin), cho biết: “Lí do mở trường của chúng tôi là do nhu cầu nguồn nhân lực của Vinashin. Mỗi năm, Tập đoàn chúng tôi cần khoảng 7.000 lao động".

Cũng theo ông Tâm, chính việc đào tạo theo nhu cầu khiến trường đảm bảo được đầu ra cho học viên. Từ 2004 – 2006, trường đào tạo 1.514 học viên. Phần lớn số học viên này khi ra trường được làm trong các công ty thuộc Tập đoàn kinh tế Vinashin.

Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm do trường quyết định. Tăng hay giảm chỉ tiêu tuyển sinh căn cứ vào nhu cầu của Tập đoàn, căn cứ vào khả năng đào tạo, khả năng về cơ sở vật chất, giáo viên của trường.   

Việc doanh nghiệp mở trường đúng nhu cầu sẽ giải quyết được vấn đề từ cả hai phía: Phía người lao động và phía doanh nghiệp. Người lao động được đảm bảo việc làm. Doanh nghiệp tiếp nhận được một nguồn lao động có chất lượng do chính mình đào tạo ra.

Đây là một ưu điểm so với nhiều trường ĐH thuộc Bộ GD-ĐT. Thực tế, ở một số trường đại học lớn, sinh viên cũng vẫn phải chịu cảnh “đem con bỏ chợ”. Các trường đào tạo sinh viên, hết khóa học là hết trách nhiệm. Sinh viên phải tự bươn chải, nên số lao động có trình độ cao bị thất nghiệp ngày càng tăng. Điều đó cũng xuất phát từ việc đào tạo mà không nắm bắt đúng nhu cầu.

"Quyết được ngay"!

Theo ông Nguyễn Việt Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường  CĐ Viettronics (thuộc Tổng công ty Điện tử Tin học Việt Nam), việc các trường trong doanh nghiệp được tự chủ tài chính không phải là không có những khó khăn.

Phải thu mức học phí sao cho gần với mặt bằng chung của các trường công lập, một mức học phí mà xã hội chấp nhận được. Đồng thời, lại phải thu đủ để cân đối thu – chi, bởi vì, trường trong doanh nghiệp không được hưởng các khoản hỗ trợ  từ Nhà nước hay Bộ GD-ĐT.

Ông Hùng nói thêm: “Để tự đảm bảo tài chính, nhà trường thu hút học viên bằng thương hiệu và chất lượng đào tạo của mình. Có lượng học viên đông thì mới có nguồn thu từ học phí. Phải cho học viên thấy họ sẽ được gì khi ra trường và số tiền họ đã đóng góp cho trường là xứng đáng".

Thực tế từ các trường trong doanh nghiệp cũng cho thấy, họ có hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục tốt, trang thiết bị giảng dạy hiện đại, giáo trình luôn được cập nhật.

Ông Hiệu trưởng Trường Kỹ thuật nghiệp vụ công nghiệp tàu thủy I cho rằng: “Cái hay của việc tự chủ tài chính là chúng tôi có thể bỏ tiền đầu tư hệ thống trang thiết bị ngay khi cần thiết. Bỏ qua công đoạn đệ trình, xin phép đầu tư tới cơ quan cấp trên".

Bên cạnh đó, cũng về mặt tài chính, các trường trong doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều khoản chi nhờ có sẵn thiết bị, nhà máy, xưởng thực tập. Chẳng hạn, trường công nghiệp tàu thủy I đưa học viên về học tập thực tế ngay tại các nhà máy trực thuộc Tập đoàn kinh tế Vinashin. Trong quá trình học, học viên được tiếp thu những công nghệ, trang thiết bị hiện đại trong ngành công nghiệp đóng tàu.

Các nhà quản lý của trường đào tạo trong doanh nghiệp khẳng định rằng: Các chức danh hiệu trưởng, hiệu phó là do tổng công ty bổ nhiệm. Còn lại, các cán bộ, nhân viên, giảng viên do nhà trường tuyển dụng và trả lương theo hợp đồng ký kết giữa hai bên. Như vậy, các trường sẽ tuyển dụng được nhân lực theo đúng yêu cầu và đòi hỏi của mình.

Một đặc điểm của các trường trong doanh nghiệp, khi lựa chọn giảng viên chuyên ngành, là họ có thể lấy những nhà chuyên môn giỏi trong chính tổng công ty mà họ trực thuộc. Đội ngũ giảng viên này rất giỏi về chuyên môn, có khả năng thực tế cao, phù hợp với nhu cầu thực hành của các học viên chuyên ngành công nghệ, chế tạo, kỹ thuật…

Bên cạnh việc tự chủ trong quản lý nhân sự, các trường cũng đang tiến tới tự biên soạn nội dung chương trình đào tạo, giáo trình, phân bổ tiết học.

"Nếu các trường ĐH, CĐ cũng được tạo cơ chế tự chủ thật sự, họ sẽ mạnh lên. Về phần mình, chúng tôi phải tận dụng cơ hội hiện nay để xây dựng thương hiệu, hướng tới việc mở rộng đào tạo theo nhu cầu xã hội". Hiệu trưởng một trường thuộc một tổng công ty lớn tiết lộ.

  • Thế Đạt 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,