221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
875794
Xã hội hóa giáo dục: 6 bất cập
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Xã hội hóa giáo dục: 6 bất cập
,

(VietNamNet) - GS.TSKH Vũ Ngọc Hải (Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục) chỉ ra 6 bất cập cần khắc phục khi thực hiện xã hội hóa giáo dục, nhằm tạo ra môi trường tự chủ ĐH thực sự.

Bạn muốn đối thoại gì với Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân qua buổi đối thoại trực tuyến ngày 18/12, hãy bấm vào đây. 

Điều kiện đầy đủ

Một trong những vấn đề mà ngành giáo dục và đào tạo nước ta lúng túng trong những năm đổi mới. Đó là vấn đề quản lý tập trung và phân cấp quản lý cho các cơ sở giáo dục ĐH. Tuy nhiên những cố gắng nhằm chuyển quyền quản lý từ trung ương xuống cơ sở chưa được thể hiện nhiều trong các chính sách và cũng chưa đồng bộ.

Trong lịch sử xã hội nhân loại từng chứng minh các trường hợp phân cấp ở nhiều mức khác nhau, thường có tác dụng ngược lại đối với những nước có nền kinh tế chính trị tập trung quyền lực cao ở trung ương và kết quả ngay sau đó là sự tái tập trung quyền lực vì các nhà cầm quyền lo sợ bị mất quyền hạn - không có trường hợp nào phân cấp giáo dục hoàn toàn mà có sự pha trộn giữa tập trung và phân cấp. Những giai đoạn này thường không cố định và thường thay đổi theo thời điểm.

Trong nền kinh tế tập trung bao cấp, trường ĐH gần như không có quyền tự chủ, nhất nhất mọi nhu cầu, mọi việc đều thực hiện theo kế hoạch cứng nhắc có sẵn từ trên dội xuống. Do vậy ý tưởng giao quyền tự chủ chỉ được xuất hiện khi nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường và quyền này thực sự có được khi kinh tế thị trường hoàn thiện. Thực tế này có thể thấy ở các trường ĐH trong các nước có nền kinh tế thị trường phát triển lâu đời như Mỹ và các nước phương Tây.

Xã hội hóa giáo dục: 6 bất cập

Nhìn lại trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong phân cấp quản lý cho các cơ sở giáo dục ĐH theo hướng tăng dần quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.

Sự quản lý của Bộ đối với các trường còn quá cứng nhắc, ôm đồm và chưa có hiệu quả.

Quyền hạn giao chưa đủ mang tính ban phát theo từng thời gian trước sự đòi hỏi của các trường ĐH và sức ép xã hội.

Chưa tạo cơ chế thích ứng cho các trường ĐH còn được tiến hành theo phương thức nhỏ giọt, thiếu đồng bộ nên khó được thực hiện.

Cấp Bộ còn thiếu giám sát quá trình các trường thực hiện và chưa đưa ra được những chỉ đạo cơ bản.

Chưa có bước đi trong thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho các trường ĐH nên có hiện tượng tự phát hoặc "phá rào" dẫn đến một số rối loạn trong chỉ đạo và thực hiện.

Còn lẫn lộn giữa quản lý nhà nước về giáo dục và quản lý của cơ sở trường ĐH.

Đòn bẩy

Bộ GD-ĐT và các Bộ ngành liên quan trước hết cần tập trung xây dựng chiến lược phát triển giáo dục ĐH và các chính sách đầy đủ, đồng bộ môi trường pháp lý phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giúp các trường ĐH có thể thực thi quyền tự chủ và tính trách nhiệm xã hội của mình một cách thuận lợi và hiệu quả nhất.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát theo đúng chức năng và nhiệm vụ quản lý Nhà nước về giáo dục. Tránh làm thay hoặc gây phiền hà, cản trở vào những nghiệp vụ và sự vụ thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của trường ĐH.

Cùng với đó, cần hoàn thiện và triển khai rộng mô hình các ĐHQG hiện nay đang được "hưởng" quyền tự chủ và tính trách nhiệm xã hội cho tất cả các trường ĐH khác trong cả nước. Tiến tới xóa bỏ các đẳng cấp trong giáo dục ĐH mang nặng tính hình thức như hiện nay để tương lai gần, trong giáo dục ĐH chỉ còn phân biệt các trường theo chất lượng đào tạo và chất lượng nghiên cứu khoa học.

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, chức trách, quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục, nhất là cho các trường ĐH...

Quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường ĐH ở nước ta hiện nay phải được coi là động lực chủ yếu, là đòn bẩy để nhanh chóng phát triển giáo dục ĐH, là giải pháp cơ bản và hữu hiệu trong xóa bỏ cơ chế "xin cho" rơi rớt của chế độ tập trung, quan liêu bao cấp vẫn đang tồn tại nặng nề hiện nay trong quản lý giáo dục nói chung và quản lý giáo dục ĐH nói riêng.

  • Vũ Ngọc Hải

Bài liên quan

"Cuộc chơi" sống động!

"Cuộc chơi" của giáo dục ĐH Việt Nam sẽ bước từ "quá khứ buồn tẻ" sang "hiện tại sống động" với sự năng động của khu vực kinh tế tư nhân. "Kịch bản" của cuộc chơi đã được thảo luận tại diễn đàn "gia nhập WTO và đổi mới giáo dục ĐH VN".

Tự chủ ĐH "đánh đổi" bằng trách nhiệm xã hội

Khi Việt Nam tham gia WTO, nếu tình trạng tự chủ ĐH như hiện nay, sẽ xảy ra nghịch lý: các trường ĐH mất bình đẳng ngay trên sân nhà. Tuy nhiên, thực thi tự chủ ĐH, "quyền tự chủ lớn hơn phải được “đánh đổi” bằng trách nhiệm xã hội nhiều hơn”.  GS Phạm Phụ bày tỏ.

"Khoán 10" cho giáo dục ĐH

Trong bối cảnh mô hình ĐH truyền thống đang trở nên lỗi thời và đang được thay thế bằng mô hình ĐH mới, khi nguồn lực đầu tư của Nhà nước cho giáo dục còn hạn hẹp, việc trao quyền tự chủ đầy đủ cho các trường ĐH là biện pháp hữu hiệu nhất để phát triển giáo dục ĐH. GS Nguyễn Văn Đạo, nguyên Giám đốc ĐHQG Hà Nội đã đề nghị như vậy.

"Thiếu tự chủ, ĐH tự đánh mất mình"

"Thiếu quyền tự chủ và trách nhiệm với chính mình và với xã hội cũng có nghĩa, đại học đã tự đánh mất mình. PGS. Đào Công Tiến (Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM nhận xét.

ĐHQG Hà Nội với "đặc quyền" tự chủ

ĐHQG Hà Nội là cơ sở ĐH được hưởng quy chế riêng, có nhiều hành lang pháp lý cho việc thực hiện cơ chế tự chủ trong giáo dục ĐH. Giám đốc Đào Trọng Thi cho biết.

"Cần thực hiện ngay tự chủ tài chính!"

Theo ông Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, "đã đến lúc các trường cần tự chủ, đặc biệt là các trường công lập. Lâu nay, do ảnh hưởng bởi chế độ bao cấp, hầu hết mọi việc Nhà nước đều làm thay, trường chưa có sự chủ động trong hoạt động của mình". 

 

Tự chủ ĐH- 6 tầm ngắn hạn, 4 tầm xa

TS Hoàng Ngọc Vinh (Hà Nội) đề xuất, cần sớm triển khai 6 công việc trong tầm ngắn hạn và 4 công việc tầm xa để tăng dần quyền tự chủ cho các trường, xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản.

 

VietNamNet - Sẽ xếp hạng các trường ĐH Việt Nam

 

"Thuê một cơ quan kiểm định độc lập kiểm định chất lượng các trường ĐH và công bố kết quả đó cho xã hội biết. Căn cứ vào đó, Bộ GD-ĐT sẽ xếp hạng các trường theo các mức chất lượng khác nhau"Đây là một trong những việc mà Bộ GD-ĐT sẽ tiến hành nhằm thực hiện chủ trương tự chủ hóa cho các trường ĐH. Đây là một trong những việc mà Bộ GD-ĐT sẽ tiến hành nhằm thực hiện chủ trương tự chủ hóa cho các trường ĐH.

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,