221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
810366
"Lạc quan hơn vì có người như thầy Khoa"
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
'Lạc quan hơn vì có người như thầy Khoa'
,

"Tôi thấy mình hèn kém"; "Xin cám ơn ông Khoa. Ông đã nói được một sự thật hiển nhiên ai cũng nhận thấy mà không dám nói ra vì rất nhiều lý do khác nhau"; "Khi hiểu ra vấn đề,phụ huynh HS cũng sẽ thấy ân hận và cảm ơn những việc làm của thầy",  "Bộ Giáo dục và các cơ quan chức năng nên phong thưởng để nhiều người hưởng ứng chống tiêu cực giúp ích cho thế hệ tương lai làm chủ đất nước"...

Những dòng thư bạn đọc gửi về chia sẻ câu chuyện giám thị tố cáo những tiêu cực trong thi cử ở Hà Tây.

Ông Đỗ Việt Khoa

Họ tên: NTP
Địa chỉ: Hà Nội
Email: phongthieuvov@yahoo.com.vn

Tôi viết những dòng này sau khi ngồi nói chuyện về chủ đề giám thị tố cáo tiêu cực với một giáo viên già.

Ông GV già này và cả tôi nữa, đều khâm phục sự dũng cảm của thầy, song lại lo lắng cho sự dũng cảm ở thời buổi mà tiêu cực còn khá nhiều, nhất là trong thi cử.

Rồi đây, không biết ông Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT Hà Tây sẽ xử thế nào? Họ có trân trọng sự dũng cảm và tâm huyết của Thầy hay không hay lại ngó lơ , tẩy chay ...đẩy thầy vào hoàn cảnh cô độc.

 Bên cạnh thầy có nhiều người ủng hộ. Song thật tiếc, họ chỉ là những người dân hoặc công chức lương thiện bình thường, chẳng phải vai vế, chức sắc. Hành động của thầy nhen nhóm trong chúng tôi chút hy vọng về GD nước nhà. Không có sự trung thực, dũng cảm của thầy thì không bao giờ gian dối trong thi cử được xé toang ra. Đau đớn và nguy hiểm ở chỗ gian dối đó ai cũng biết nhưng không ai dám đối mặt với nó.

Tôi mong các vị phụ huynh các em học sinh thi tại HĐT bị tố giác tiêu cực hay bình tĩnh ủng hộ thầy Khoa. Có thể một số em sẽ phải thi lại. Nhưng sau này khi ra đời , khi đi làm, các em sẽ có dịp nghĩ lại và thấy việc làm của thầy Khoa là đúng đắn và có lợi cho các em rất nhiều.

Họ tên: Trần Minh Túc
Địa chỉ: Đất Quảng

Một thầy giáo 55 tuổi như tôi phải bày tỏ sự khâm phục những người chống tiêu cực. Họ chính là những người dũng cảm, những người đích thực giữ lại chút niềm tin còn ít ỏi trong mỗi chúng tôi về các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề GD. Tôi khâm phục họ bởi vì chính tôi, những con người không đến nỗi nào, lại chỉ biết im lặng và đã từng làm những điều sai trái trong thi cử.

Một sự thật hiển nhiên, chất lượng giáo dục hiện nay là dối trá, thi cử hiện nay là trò đùa, một trò đùa trên tương lai của cả một thế hệ một dân tộc.

Không chỉ riêng ở các nơi mà báo chí đã nêu, tôi dám nói chắc là nơi nào cũng vậy, không ít thì nhiều, ở quê tôi cũng vậy. Đừng bắt tôi hoặc ai đó phải nêu bằng chứng, cứ hỏi con em chúng ta sẽ rõ. Năm nay, tôi có một đứa con út thi tốt nghiệp THPT. Khi thi về, nó nói với tôi: kết quả 12 năm học là một kỳ thi như thế sao ba? 3 ngày thi đã cho chúng con thấy những suy nghĩ rất nhiều về sự trung thực của các thầy cô giáo, của các cô chú lãnh đạo GD, đất nước sẽ đi về đâu hả ba?

Tôi có thể nêu rất nhiều điếu dối trá trong GD ở quê tôi; nhưng thôi, chắc ai cũng biết cả nhưng không ai dám nói mà thôi. Vì lẽ đó, tôi vô cùng biết ơn những người như thầy giáo Khoa.
 

Họ tên: Lê Bá Dương
Địa chỉ: 57, Quang Trung, Nha Trang, Khánh Hoà
Email:
lebaduong@vnn.vn

Là một nhà báo, tôi vẫn đối đầu thương xuyên với những bất trắc và nguy hiểm để góp phần với mọi công dân bảo vệ công lý. Chính vì vậy, tôi xin góp với mọi người thêm một nể phục với thầy Khoa. Một nhân cách đẹp của một người nhà giáo đúng nghĩa. Một nhân cách cần được tôn vinh và bảo vệ.
 

Họ tên: Trần Quỳnh Chi
Địa chỉ: Giáo viên trường THPT Hàm Yên, Tuyên Quang
Email:
Tran_quynh_chi_t_q83@ yahoo.com

Được nghe những hành động dũng cảm và những lời tâm huyết của chú Khoa vèe việc chống tiêu cực trong thi cử, cảm giác đầu tiên là khâm phục. Bản thân cháu mới vào nghề 2 năm cũng tự thấy mình thật xấu hổ vì chưa dám đấu tranh với cái xấu, cái tiêu cực. Những sự việc như vậy, thiết nghĩ lãnh đạo Bộ GD-ĐT và các Sở GD-ĐT cần xem xét nghiêm túc để trả lời trước công luận.


Họ tên: Phan Thị Thuỳ Trang
Địa chỉ: Daklak , TP BMT
Email: Trangbmt2003@yahoo.com

Thầy Khoa kính mến! Hiện giờ, con cũng là sinh viên, mà lại là sinh viên ngành sư phạm nữa. Khi học, con thấy mọi chuyện vẫn bình thường. Nhưng cứ mỗi khi đến thi cử thì lại có vô vàn những bức xúc.

Nay con VietNamnet, con thấy thầy chỉ một mình mà dám đứng lên để tố cáo những vấn đề mà lâu nay ai ai cũng biết nhưng không dám lên tiếng,  là sinh viên, con quyết tâm sau này khi ra trường sẽ cố để loại bỏ bớt những tiêu cực ấy.

Nhưng con buồn lắm thầy ạ! Vì các bạn bè của con bảo rằng, khó mà có thể thực hiện được như vậy. Vì một mình mình không thể làm được những điều ấy và bạn con còn nói sợ hơn nữa thầy ạ " khôn thì sống mà vống thì chết " , nếu im lặng thì công việc sẽ êm xuôi, mà không thì sẽ.....

Con nghe thế rất là sợ vì con thấy tình trạng thất nghiệp của sinh viên hiện giờ rất cao. Một khi đã xin được việc làm thì điều đó không phải là dễ dàng. Cứ thế, ai ai cũng im lặng. Sau này, nền giáo dục của ta sẽ như thế nào? Rồi hơn nữa, đó chính là trình độ học vấn và những chủ nhân tương lai của đất nước nữa chứ! 

Họ tên: NGUYEN VAN AN
Địa chỉ: TP. HCM
Email:
antuyhoa@yahoo.com

Thật buồn thay khi một người giáo viên công khai tố cáo việc quay cóp và lộn xộn trong phòng thi ở Hà Tây lại là một việc đang để cho chúng ta đề nghị Bộ GD-ĐT khen thưởng! Như vậy, việc làm trung thực của thầy Khoa là một sự kiện lạ trong ngành giáo dục sao? Tiếc thay cho cả môt nền giáo dục hiện tại mà Bộ đang tiến hành cải cách và đã hao tổn biết bao tiền của nhân dân. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT phải làm rốt ráo vấn đề này.
 

Họ tên: Nguyễn Tài Ba
Địa chỉ: Tân Dân - Phú Xuyên - Hà Tây
Email:
nguyentaiba@...

Tôi là một người con của Phú Xuyên - Hà Tây, và cũng là một cựu SV của trường cấp 3 Phú Xuyên A. Thực ra, tình trạng cho HS thi tốt nghiệp quay cóp là việc phổ biến rất, rất lâu rồi chứ không phải là một hiện tượng mới lạ. Song, ngày xưa không đến nỗi ngang nhiên lắm. Chuyện đưa bài vào cũng không nhiều như thầy Khoa tố giác. Nhưng việc không làm căng với HS quay cóp là chuyện phổ biến. Việc đưa bài giải vào ngày đó chủ yếu là cho con, em và người quen của giáo viên, giám thị.

 Tôi còn nhớ năm 1999, thi tốt nghiệp cấp 3, ngồi cùng bàn với cả một cô bạn là con của giáo viên dạy văn của trường. Khi đang cặm cụi, toát mồ hôi vì cái đề toán, thì thấy giám thị bước vào, tay cầm một tờ giải, để dưới cái quạt giấy, dúi cho cô bạn. Thế là đương nhiên kết quả tôi trong 12 năm học thì được 9 điểm Trong khi cô bạn kia được 9.5 mà chẳng mất tí công sức nào. Ngày đó, tôi khá bức xúc, cảm thấy thất vọng vì người lớn, người dạy dỗ mình còn làm ăn kiểu như vậy, thật xấu hổ thay.

Ngay sau khóa tôi 2 khóa, do vấn đề về bồi dưỡng giám thị ra sao (nghe nói có người đứng lên đòi lại tiền cho HS). Thế là kết quả năm đó rất tệ, cả trường cấp 3 có đến 137 HS rớt đài.
 

Họ tên: Lê Việt Cường
Địa chỉ: Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị
Email:
chiduochet@yahoo.com

Tôi thực sự xúc động, cảm phục về hành động mà tại thời điểm này người ta gọi là dũng cảm. Một hành động mà lẽ ra phải được xem là bình thường, là tất yếu, vậy mà không ai dám nói ra một sự thật quá rõ ràng. Cảm ơn thầy Khoa đã dám nói sự thật, thầy đã khơi lại một tinh thần trung thực mà đã quá nhiều người lãng quên. Cảm ơn thày Khoa đã tiếp thêm niềm tin trong tôi và cho rất nhiều người
 

Họ tên: Vũ Khắc Toàn
Địa chỉ: Hạ Long- Quảng Ninh
Email:
vutoanqn@yahoo.com.vn

Tôi thiết nghĩ lãnh đạo Bộ GD - ĐT phải làm triệt để, làm dứt khoát chứ không thể làm ngơ trước tình hình này được. Chúng ta đừng sợ mất giáo viên, thiếu giáo viên. Chúng ta cần những người thầy có tâm có tài. Tôi rất tâm đắc với câu nói của một người thầy khi còn đang học ĐH. Hàng hóa hay thứ đồ vật gì đó làm giả thì chúng ta chỉ phải chịu hậu quả trong thời gian ngắn. Nhưng con người giả, bằng giả, chất lượng đào tạo và thành tích giả thì nó nguy hiểm vô cùng. Nó làm hại tới chúng ta hàng chục năm, thậm chí hàng mấy chục năm và kéo lùi sự tiến bộ.
 

Họ tên: Nguyễn Văn Khải
Địa chỉ: Sở Công nghiệp Cà Mau
Email:
qldscncamau@yahoo.com.vn

Việc làm của thầy Khoa là quá dũng cảm trong cách ứng xử "văn minh" mà ở ta ít ai dám làm, vì nhiều lý do khác nhau, chủ nghĩa MackeNo đang bao trùm xã hội. Cảm ơn rất cảm ơn thầy Khoa không vì bản thân mình mà dám đương đầu với lẽ phải. Hãy bảo vệ thầy Khoa các bạn ơi!ngành giáo dục-Chính phủ hãy khen tặng ngay để nêu gương cho xã hội chúng ta cùng học tập để hình thành một nếp nghĩ văn minh như Thầy.

Họ tên: Nguyễn Văn Hùng
Địa chỉ: Trà Bá-Pleiku-Gialai
Email:
trabaplk@yahoo.com.vn

Tôi rất trân trọng hành động dũng cảm, dám đấu tranh với những tiêu cực trong thi cử của ông Đỗ Việt Khoa. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cần biểu dương ông Khoa trong toàn ngành. Bây giờ thì sóng đang yên lặng, nhưng nhất định ông Khoa sẽ gặp nhiều điều phiền toái. Bộ GD-ĐT cần có phương án bảo vệ ông Khoa tránh các rắc rối có thể đến với ông. Như vậy mới khuyến khích nhiều người khác mạnh dạn đấu tranh chống tiêu cực. Tôi kêu gọi mọi người hãy lên tiếng ủng hộ hành động dũng cảm của ông Khoa.

Họ tên: Vinh
Email: sacsac_00@yahoo.com

 Theo tôi đây là một hành động rất anh dũng và cần được biểu dương trong xã hội. Người tố cáo đã làm đúng những gì mà lương tâm người nhà giáo mách bảo, chúng ta cần phê phán và chừng trị những ai bao che cho hành động phi đạo đức trong giảng đường. Muốn một đất nước phát triển và giàu mạnh thì những người lãnh đạo nghành giáo dục hãy lấy đây là bài học sương máu để thay đổi tư duy hướng về những điều tốt đẹp phía trước, với một nền giáo dục trong sạch và những trường đại học đẳng cấp.

Họ tên: Nguyễn Thị Kim Thịnh - Giáo viên
Địa chỉ: Trường THPT Lê Quý Đôn, TP Thái Bình

Tôi đề nghị Bộ GD-ĐT có biện pháp chấm dứt hiện tượng các trường THPT dùng mọi thủ đoạn cho HS quay cóp, để trường đạt tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cao. Việc này cần phải làm nghiêm túc từ các bài kiểm tra:15 phút,1 tiết,cuối kì,cuối năm. Nhất là các kì thi Học sinh giỏi ở các khối lớp. Chấm dứt hiện tượng mua giải. Để khỏi làm hư hỏng cả một thế hệ.
 

Họ tên: Cuu Long
Địa chỉ: Thái Nguyên
Email: cuulong_00@...

Cùng với văn hoá "phong bì", nói dối đã trở thành "nét văn hoá" của người Việt. Tức là nói dối đã trở nên chuyện bình thường. Người không biết nói dối sẽ trở thành cá biệt, trở thành  "hâm" như trường hợp của ông Khoa. Nhiều người đã nói về giáo dục của Việt Nam, và nói mãi thì vẫn thế! Việc nộp tiền "bôi trơn" các giám thị trong kỳ thi tốt nghiệp THPT không phải chỉ có ở Hà Tây mà đã phổ biến  từ lâu, học sinh quen goi là tiền " chống trượt ". Muốn cho con em vào các trường trái tuyến, các trường chất lượng đều phải có phong bì tiền triệu cho các hiệu trưởng... Vụ bê bối của ngành giáo dục Hà Tây chẳng qua chỉ vì che đậy không khéo. Xem ra, Bộ GD-ĐT cũng có vẻ lúng túng trong việ xử lý vụ việc này bởi vì thực trạng ở tỉnh nào cũng gần như thế.
 

Những tờ giấy ghi đề thi và bản phô tô đáp án môn Toán chúng tôi nhặt được trong khu vực thi khi thời gian làm bài còn khoảng 10 phút tại Hội đồng thi trường THPT Phú Xuyên A, Hà Tây. Ảnh: Kiều Oanh

Họ tên: Dương Đỗ Huy
Địa chỉ: Hà Nội
Email:
duongdhedu@yahoo.com

Khi tôi đọc xong tin này trên VietNamNet, tôi rất đồng tình và ủng hộ với quan điểm của thầy Đỗ Việt Khoa. Có lẽ nếu ai đọc địa chỉ email của tôi cũng phần nào đoán ra nghề nghiệp của tôi. Bản thân tôi cũng làm giảng viên ở một trường ĐH. Do cùng ngành nên rất hiểu và cảm thông với thầy Đỗ Việt Khoa.

Tôi còn nhớ khi học cấp 3, gia đình nghèo lắm. Nhưng tôi lại được học trong một lớp mà cô giáo chủ nhiệm cũng là người "phải" chạy theo thành tích. Ngày đó, hạn nộp học phí của Nhà trường là trước ngày 15, nhưng cô luôn hô hào lớp phải đóng trước ngày 10. Có tháng, gia đình tôi không đóng kịp, cô giáo đã mời tôi ra khỏi lớp để về lấy tiền đóng học, tôi xin cô ở lại được học vì nếu có về gia đình em cũng không có nhưng cô không đồng ý và ra điều kiện: “Nếu tôi về thì cô dạy cả lớp còn không thì cô không dạy”, nhưng tôi vốn là người hiếu học và cũng không muốn làm ảnh hưởng chung đến lớp, tôi đã xin cô ra nghỉ hai tiết để ba tiết sau không phải giờ của cô tôi lại vào học tiếp. Trước sự ham học và hoàn cảnh của tôi cô không hề động lòng, cũng thật may tôi được học trong một tập thể đoàn kết. Hôm đó mọi người đã dồn tiền tiêu vặt để tôi có đủ tiền nộp học phí cho cô.

Kể từ đó, chúng tôi đã phần nào hiểu về cô hơn cũng như hiểu về việc chạy theo thành tích là thế nào. Do vậy, tôi càng quyết tâm đi theo nghề của cô và luôn nghĩ rằng tôi phải làm tốt và mẫu mực hơn cô. Và với quyết tâm của mình, giờ đây tôi đã là một giảng viên của một trường ĐH.

Với tôi: “Bao diêm không thể bẻ cong được ngòi bút”. Ngòi bút có sáng thì mới viết lên những trang giáo án, những lời hay, những lời dạy tốt của một nghề mà cũng được xã hội tôn vinh hai chữ: “Người Thầy”.

Nhưng cũng có nhiều người lái đò kiểu như ở Hà Tây thì thà làm đắm đò khi nó còn chưa bắt đầu còn hơn là sang sông rồi mới nhìn lại một thế hệ mà mình đã đào tạo và vun đắp.

Việc nhận hối lộ và tiếp tay giải bài cho học sinh không chỉ là những hành động vô lương tâm mà còn là những hành động phá hoại thế hệ trẻ. Họ vẫn biết việc xây dựng một toà nhà móng mà không tốt thì toà nhà sẽ đứng được bao lâu? có lẽ chưa lên tầng 2 đã đổ rồi. Thế mà vẫn cố ý làm ngơ chạy theo thành tích.

Có lẽ đã đến lúc chúng ta phải làm rõ và thẳng thắn, xử lý nghiêm minh những hành vi cố ý làm sai.
Thầy Đỗ Việt Khoa đừng ngần ngại và nghĩ rằng mình bị trả thù nhé. Việc làm của Thầy là đúng và sẽ được nhiều người ủng hộ, rồi khi hiểu ra vấn đề thì ngay cả phụ huynh học sinh cũng sẽ thấy ân hận và cảm ơn những việc làm của Thầy.
 

Ho ten: Nguyễn Tiến Lâm
Email: lam18187@yahoo.com

Em cảm thấy rất mừng vì ngành giáo dục của mình có những người như thầy Khoa. Tại sao Bộ GD-ĐT không có những chính sách như khen thưởng nhằm động viên, khích lệ những người như thầy Khoa? Nếu thầy cô nào cũng như thầy Khoa, em tin chắc là sẽ không còn xảy ra tình trạng quay cóp trong những kỳ thi. Chất lượng giáo dục cũng được tăng lên.

Ho ten: Nguyen Thu Huong
Dia chi: Quận 1, TP.HCM
Email: hu2ong@yahoo.com
 

Tôi rất cảm phục sự dũng cảm của thầy giáo Khoa. Xin thầy hãy vững lòng tin rằng, dù có khó khăn thì cũng phải có ai đó lên tiếng trước tình trạng tiêu cực tràn lan như vậy để cứu lấy thế hệ tương lai.

Thậm chí, là một chủ doanh nghiệp, tôi có ấn tượng rất xấu về chất lượng giáo dục của tỉnh Hà Tây và sẽ rất ngần ngại khi phỏng vấn tuyển dụng nhân viên là người Hà Tây vì tôi nghĩ bằng cấp của các em đạt được là “thật” mà lại “giả”. Không được giáo dục lòng trung thực trong học tập, làm sao ra được con người trung thực trong cuộc sống? Tôi kinh ngạc vì các câu trả lời của ông Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tây. Hình như ông không hề ý thức được rằng chính sự “giáo dục” của những người như ông đã hủy họai thế hệ tương lai và khiến Hà Tây trở thành một vùng đất được xem là nơi đầu tư kém hấp dẫn nhất, người dân (học sinh) Hà Tây mang tiếng là học hành thiếu trung thực, thi cử quay cóp tràn lan, tỷ lệ tốt nghiệp cao nhưng lòng trung thực và kiến thức chắc chắn là thấp?

Họ tên: Bùi Tú Oanh
Địa chỉ: Điện lực Thái Bình
Email: oanhbuitu@yahoo.com

Tôi rất đồng tình với quan điểm của thầy giáo Đỗ Việt Khoa. Chúng ta hãy vì tương lai thế hệ HS có chất lượng giáo dục đào tạo nghiêm túc mà từng bước chấn chỉnh lại vấn đề tiêu cực hiện đang diễn ra trong thi cử tại nhiều địa phương trong cả nước. Các em có thể bị chậm lại 1 năm tốt nghiệp, Bộ GD-ĐT có thể mất vài năm để nhìn lại, để sửa đổi. Nhưng rồi chúng ta sẽ có một thế hệ tương lai tốt đẹp hơn, nghiêm túc hơn và có chất lượng thực sự.
 

Họ tên: Hoàng Hạ
Địa chỉ: Sở Tài nguyên và Môi trương Bắc Kạn
Email:
hha_mtg506

Cảm ơn nhà giáo Đỗ Việt Khoa đã dám làm cái việc theo đúng lương tâm của một con người, hơn nữa lại là một nhà giáo. Bộ Giáo dục và các cơ quan chức năng nên phong thưởng để nhiều người hưởng ứng chống tiêu cực giúp ích cho thế hệ tương lai làm chủ đất nước.
 

Họ tên: Nguyễn Anh Tuấn
Địa chỉ: Hà Tây
Email: nguyenanhtuantl@yahoo.com

Xin cám ơn ông Khoa. Ông đã nói được một sự thật hiển nhiên ai cũng nhận thấy mà không dám nói ra vì rất nhiều lý do khác nhau. Tôi cũng nhận thấy, nếu tình trạng giáo dục ở nước ta hiện nay mà cứ chạy theo thành tích này thì nước ta còn tụt hậu rất nhiều so với thế giới.

Bản thân tôi có vợ là giáo viên dạy THPT. Đã rất nhiều lần, vợ tôi than phiền rằng bị ép buộc nâng điểm cho HS vì thành tích của nhà trường. Tôi thiết nghĩ, nếu căn bệnh thành tích không được loại trừ khỏi đầu các quan chức ngành giáo dục thì đất nước VN còn lâu mới tiến lên được.

Chúng ta kỳ vọng vào các thế hệ sau để có thể ngẩng cao đầu với ban bè các nước. Nhưng  thế hệ tương lai đã bị một số người ấu trĩ làm hỏng qua căn bệnh thành tích  thì thật đáng lên án.

Nhân sự việc trên, càng thấy  ông Khoa là con người thật dũng cảm. Hy vọng Việt Nam cần nhiều con người như ông Khoa.
 

Họ tên: Vũ Thị Nhàn
Địa chỉ: Hải Phòng
Email: vunhan@yahoo.com

Chuyện coi thi kiểu này đã có từ 20 năm nay rồi, tôi nghĩ là mình không nói dối. Vì bây giờ tôi đã trên 30 tuổi. Khi còn hoc lớp 8 thi tốt nghiệp ở trường cấp II. Họ đã bán bộ đề thi chuẩn. Và dẫn đến tình trạng photo bằng tay. Thậm chí, để nguyên cả tài liệu chuẩn thi. Tôi còn nhớ, khi đó thi cac môn Địa lý Sinh học, Toán, Văn. Tôi nghèo không có tiền mua bộ đề thi đó và cũg căm ghét kiểu học đó nên đã học theo sách giáo khoa. Tôi vốn là học sinh giỏi môn sinh học nhưng điểm thi tốt nghiệp sinh của tôi chỉ có 5 điểm bởi vì tôi đã không quay cóp. Các điểm còn lại không cao vì tôi không làm theo đáp án sẵn có. Tuy trương tôi ở Hải Phòng lúc đóchưa trắng trợn như bây giờ. Tuy nhiên cac cô giáo cứ để học sinh quay bừa bãi, sau do mỗi khi có giám thị bảo "thanh tra đến" là giấy tờ loạn xạ cất cho kỹ sau khi thah tra đi thì lại tiếp tục. Khi đó, tôi cảm thấy khinh bỉ chính cái cô giáo dạy sinh mà tôi rất quý mến. Tôi đã cảm thấy không còn tin các thầy cô giáo nữa.

Tình trạng này vẫn tiếp tục cho đến khi lên ĐH và tôi cũng đã có lần quay cóp vì nghĩ là mọi người đều thế nếu mình không theo sẽ bị đào thải. Chỉ khi học ĐH và bị bắt trong lần thi 1 môn học, cô giáo đó đã rất kiên quyết phạt tôi rất nặng, tôi đã cảm thấy xấu hổ vô cùng và quyết định không bao giờ quay cóp nữa.

Tôi luôn biết ơnn cô giáo đó đã giúp tôi quay lại với chính mình. Tôi nghĩ việc làmcủathầy giáo Khoa cho dù với mục đích gì đi nữa thì mọi người cũng không nên bàn luận về cá nhân thầy ấy mà quan trong la mọi người hãy nhìn lại chính mìh đi. CẢ Thày và trò đều cùng nhìn lại để xã hội này có được một thước đo chuẩn mực, đó là tương lai của nhiều thế hệ. Cũng như tôi đã từng khóc rât nhiều vì mất niềm tin vào cô giáo dạy môn sinh của tôi, vậy mà khi lên đại học đã có lần lại phải quay cóp.
 

Họ tên: Nguyễn Thư Thư
Địa chỉ: 15 tổ 4 Quan Hoa-Cầu Giấy - Hà Nội
Email:
thiemthi2004@yahoo.com

Tôi thấy mình hèn kém, không dủ dũng cảm để phản đối những gian dối trong thi cử đã thành hệ thống trong nhiều năm qua. Người tố cáo như giám thị trên thật là dũng cảm. Đáng ra, phải khen ngợi và nhân rộng thì lại bị hỏi là có vì ý đồ cá nhân không? Rồi có người quản lí lại cho rằng bằng chứng không thuyết phục. Thế là giới quan chức vẫn không muốn biết sự thật, hay cố tình làm ngơ. Như thế thì bao giờ có thể thay đổi được cái lỗi gian dối hệ thống này. Đây không phải chỉ có Hà Tây, mà là tình trạng chung, với mức độ tinh vi hơn nhiều... 

Họ tên: Hien Dang
Địa chỉ: USA
Email:
danghien@hotmail.com

Tôi đang công tác tại nước ngoài, đọc được những bài nói về tiêu cực trong giáo dục từ VietNamNet, tôi rất bức xúc. Tôi từng là giáo viên tại Đồng Tháp, quận 8 (TP.HCM) 13 năm trước. Và cũng từng mệt mỏi với chuyện chạy theo thành tích của thầy hiệu trưởng. Nhưng thầy cũng chỉ là một hệ quả tất yếu của cả hệ thống chạy theo thành tích của ngành giáo dục. Nếu không là trường tiên tiến, đạt được những chỉ tiêu cần thiết thì tiếng nói của hiệu trưởng đó sẽ rất yếu những khi đề đạt quyền lợi cho HS trong trường. Thật tội cho thầy, lúc nào cũng phải sống với hai mặt: lương tâm giáo chức và đối phó bề ngoài.

Mỗi lúc Sở GD-ĐT đến kiểm tra, cả trường đều đóng kịch. Tôi nhớ, mình đã không dám ngẩng mặt nhìn học trò vào những ngày đó. Chúng tôi đã dạy học trò tập tành với dối trá từ khi chúng còn đang ở ghế học đường. Chua chát hơn, tôi tin rằng cấp trên cũng thừa biết nhưng cố tình làm ngơ, để có đủ can đảm đóng nốt vở kịch với cấp trên và trên nữa.

Nhưng 13 năm trước, chuyện quay cóp không bao giờ bộ phận giáo viÊn của chúng tôi cho phép. Với hiện trang hiện nay, quả là bước trượt dài.  Xin những ai còn đang làm việc trong ngành giáo dục, hay một phút suy nghĩ lại chức năng giáo chức của mình. Hãy dũng cảm đứng lên cùng với thầy khoa đấu tranh với tiêu cực.

Theo dòng sự kiện:

Ý kiến của bạn:



 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,