221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
803643
Thi tốt nghiệp: Góc nhìn nhà giáo
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Thi tốt nghiệp: Góc nhìn nhà giáo
,

(VietNamNet) - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2005-2006 tạm khép lại với nhận định của Bộ GD-ĐT “diễn ra bình thường, nghiêm túc, đúng kế hoạch, đúng quy chế, an toàn” ". Trong khi trên báo chí hàng loạt thông tin "nóng rẫy" đã khiến nhiều người không khỏi bức xúc, dù là những câu chuyện không hề mới.

VietNamNet ghi nhận những suy nghĩ từ câu chuyện "hậu thi" của các nhà giáo, nhà nghiên cứu giáo dục.

TS Dương Thiệu Tống: Sư phạm cũng phải xem lại cách đào tạo người thầy!

GS Dương Thiệu Tống

Những thông tin về những chuyện không hay ở một số Hội đồng thi THPT làm những nhà giáo như chúng tôi thấy buồn.

Nguyên nhân ư? Tất cả bắt nguồn từ giáo dục. Chúng ta đã không giáo dục được học trò tính trung thực ngay từ bậc tiểu học. Chúng ta chỉ chú tâm dạy chữ mà quên dạy các em đạo làm người, dạy các em kỹ năng sống! Kẽ hở từ đây.

Và đáng lo hơn cả là ngay cả một bộ phận thầy giáo cũng dính vào việc làm không trung thực thì, đó là dấu hiệu dẫn đến sự suy sụp của nền giáo dục! Bởi, thầy giáo chính là bức lá chắn vững chãi cho nền GD trước mọi sự tha hóa của xã hội.

Tôi cho rằng, ít ra cũng khoản 80% thầy giáo của chúng ta là tốt. Nhưng cái tỷ lệ 10-20% thầy giáo không tốt kia sẽ làm ô nhiễm môi trường GD.

Ngành sư phạm quan trọng lắm, tất cả từ người thầy đến nhà quản lý giáo dục các cấp đều từ sư phạm mà ra. Với cách đào tạo người thầy chung chung như hiện nay, không sát với yêu cầu thực tế của cuộc sống, và thầy cũng được đào tạo kiểu “vẹt”, từ chương  thì chả trách gì chúng ta đổi mới hoài phương pháp giảng dạy mà không xong. Thầy không được đào tạo đúng chuẩn mực người thầy thì làm sao giáo dục đạo đức học sinh!

Một khi “thầy không ra thầy, trò không ra trò” ắt sẽ dẫn tới những tiêu cực không lường hết được!

TS Mai Ngọc Luông, Viện Nghiên cứu Giáo dục( ĐHSP TPHCM): Lỗ hổng “dạy người” trong giáo dục đang gây tác hại!

TS Mai Ngọc Luông

Sự việc gây mất trật tự, kỷ cương trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua tại một số địa phương khiến cả xã hội đau lòng!

Hiện tượng công khai giải đề thi, trèo tường ném phao...vào phòng thi, mà không bị ngăn chặn bởi lực lượng bảo vệ và công an; Hiện tượng phụ huynh học sinh tụ tập trước cổng trường để tìm cách đưa bài cho con em; Hiện tượng chính nhân viên nhà trường đem đề thi ra ngoài....đã diễn ra ngày càng công khai và phổ biến đã khiến chúng ta phải đặt lại tận gốc vấn đề đào tạo và thi cử ở các bậc học và ngành học.

Về phía Bộ GD-ĐT, rõ ràng là chương trình đào tạo và phương thức đánh giá qua thi cử hiện nay chỉ đánh giá được “phần ngọn” của GD. Cách dạy và học, vẫn chỉ là dạy chữ, học vẹt, không phải là dạy người. Chúng ta thiếu hẳn phần cốt lõi của GD là đào tạo một con người có lòng trung thực, tự trọng và những phẩm chất đạo đức cần thiết của một công dân.

Chính vì thế, việc chạy theo hư danh, mua quan bán tước đã trở thành hiện tượng phổ biến và hết sức bình thường trong xã hội chúng ta hiện nay.

Nếu cứ tiếp tục đánh giá việc học tập qua thi cử hời hợt như hiện nay, thì những kỳ thi hết sức tốn kém sức người, sức của vẫn không đánh giá được năng lực và phẩm chất của người học. Như vậy, sẽ đẩy xã hội vào sự bất an.

Một chương trình học đậm tính nhân văn, khoa học để tạo cho người học tư duy độc lập, suy nghĩ sáng tạo, biết sống trung thực, dám nghĩ dám làm; một cách đánh giá toàn diện sau từng bậc học, cấp học với quyền tự chủ của từng địa phương, chắc chắn sẽ tạo được đà phát triển mới cho GD: dạy người trước khi dạy chữ!

Một cuộc cải cách GD toàn diện về nội dung, chương trình và cách đánh giá thi cử, cần được khẩn trương làm ngay, trước khi quá muộn!

Ông Trần Thanh Huấn, Hiệu trưởng Trường THPT Trưng Vương (TPHCM): Bệnh thành tích đang lấn át tất cả!

Giám thị xem đề thi môn Địa lý buổi thi chiều ngày 1/6 tại hội đồng thi trường THPT Phùng Khắc Khoan (Thạch Thất, Hà Tây).Ảnh: Phạm Hải

Mấy hôm nay, thấy “lộn xộn” quá ở một số Hội đồng thi tại một số địa phương, tôi thấy xốn xang quá! Theo tôi, hiện trạng này bắt nguồn từ “bệnh” chạy theo thành tích của ngành giáo dục nơi đó. Lại nữa, các báo thông tin: một số trường còn nhận tiền bồi dưỡng của học sinh, không biết thông tin này có đúng không? Nếu đúng , đó là sự sỉ nhục đối với người thầy, với ngành giáo dục.

Đời sống khó khăn, không thể dùng cụm từ này để biện hộ cho hành động “cầm tiền” phi đạo đức của một bộ phận (dù là nhỏ) nhà giáo! Bởi, lương GV cả nước đều thấp như vậy, nhất là ở các thành phố lớn chỉ số giá cả sinh hoạt rất cao, vậy sao họ nghiêm túc được. Vậy chuyện gì xảy ra ở đây? Ngoài “bệnh thành tích “ mà tôi vừa đề cập, còn một nguyên nhân nữa là cách tuyển chọn giáo viên của chúng ta chưa chuẩn, nên chọn phải một bộ phận giáo viên chưa đủ phẩm chất của người thầy.

Vẫn biết, chuyện phi GD chỉ xảy ra trong một bộ phận rất nhỏ giáo viên, nhưng “con sâu sẽ làm rầu cả nồi canh”!

  • Thực hiện: Hoàng Hà
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,